mẽ của cơ quan quản lý hoạt động của NHTM và tổ chức BHTG vào quá trình giải quyết phá sản các NHTM
Pháp luật các nước quy định Ngân hàng Trung ương là cơ quan quản lý ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết NHTM lâm vào
96
tình trạng mất khả năng thanh toán và có thể dẫn tới phá sản. Theo đó Ngân hàng Trung ương là cơ quan có rất nhiều thẩm quyền như: giám sát khả năng thanh toán nợ của các NHTM; phê duyệt chương trình khôi phục tài chính đối với các NHTM lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính; áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nợ của NHTM gặp khó khăn về tài chính và đặc biệt trong trường hợp NHTM có nguy cơ phá sản thì Ngân hàng Trung ương có thể là cơ quan đứng ra quản lý trực tiếp mọi hoạt động của NHTM đó để ngăn chặn có hiệu quả việc thất thoát tài sản, bảo vệ người gửi tiền. Ngoài ra, pháp luật của nhiều nước còn quy định trong trường hợp NHTM lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán thì Ngân hàng Trung ương, tổ chức BHTG có thể đứng ra làm người cho vay cuối cùng với khoản vay đặc biệt để NHTM đó có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội BHTG ở 34 quốc gia thì: “Trong trường hợp ngân hàng rơi vào khủng hoảng hoặc mất khả năng thanh toán, trách nhiệm hỗ trợ thanh khoản trong trường hợp khẩn cấp cho những ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ được giao cho Ngân hàng Trung ương (12 nước), cho cả tổ chức BHTG và Ngân hàng Trung ương (4 nước)”. “Quyền quyết định biện pháp xử lý ngân hàng đổ vỡ được giao cho cơ quan giám sát ngân hàng (15 nước), cho tổ chức BHTG (11 nước), cho Ngân hàng Trung ương (7
nước). Ở các nước còn lại thì trách nhiệm này thuộc về hệ thống tòa án” [7,
trang 14 - 15].
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN NHTM Ở VIỆT NAM