Về trách nhiệm thông báo TCTD lâm vào tình trạng phá sản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 111 - 113)

Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP quy định trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy TCTD lâm vào tình trạng phá sản, NHNN Việt Nam và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cơ quan thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó. Như vậy theo quy định này thì trách nhiệm thông báo TCTD lâm vào tình trạng phá sản trước hết là NHNN, ngoài ra là “các cơ quan có liên quan theo

quy định của pháp luật”. Vậy thì các cơ quan có liên quan theo quy định của

107

quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Phá sản năm 2004 thì trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Như vậy chúng ta có thể hiểu các cơ quan có liên quan là những một trong số những cơ quan được quy định tại Điều 20 Luật Phá sản năm 2004 (như Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn…) hay không? Quan điểm của chúng tôi đối với vấn đề này như sau:

Như chúng tôi đã trình bày việc giải quyết phá sản TCTD nói chung và NHTM nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ tổ chức và hoạt động của TCTD đó mà có tính dây chuyền gây ảnh hưởng tới hoạt động của cả hệ thống TCTD, cũng như ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Cho nên thông tin liên quan đến NHTM phá sản có sự nhạy cảm rất lớn, nó có thể gây xáo trộn, ảnh hưởng xấu đến không chỉ hoạt động của ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng tới hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. Việc quy định các cơ quan khác như Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan Nhà nước khác có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để họ xem xét nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là không phù hợp với đặc thù trong việc giải quyết phá TCTD. Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này cần quy định các cơ quan khác như Tòa án, Viện kiểm sát... khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà nhận thấy TCTD lâm vào tình trạng phá sản phải có nhiệm vụ thông báo kịp thời cho NHNN biết. Nghĩa vụ thông báo cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chỉ nên giao cho NHNN thực hiện và chỉ

108

thực hiện sau khi NHNN đã quyết định không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với TCTD này. Mặt khác đối với TCTD nói chung, NHTM nói riêng, do đặc thù hoạt động của mình mà họ có thể có một số lượng khách hàng, chủ nợ rất lớn, các chủ nợ này cũng có thể có ở nhiều nơi khác nhau cho nên quy định hình thức thông báo bằng văn bản cho những đối tượng này là không có tính khả thi, gây ra nhiều khó khăn đối với NHNN, nên cần quy định một hình thức khác. Theo quan điểm của chúng tôi thì trong trường hợp này cần quy định là sau khi NHNN có quyết định không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với TCTD thì NHNN sẽ có nhiệm vụ chủ động thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng việc TCTD lâm vào tình trạng phá sản. Quy định như vậy vừa đảm bảo tính minh bạch, công khai của thông tin vừa góp phần tránh những tin đồn thất thiệt gây xáo trộn an ninh trật tự cũng như hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu có tính dây chuyền trong hệ thống TCTD.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 111 - 113)