Việc giải quyết phá sản NHTM cần tạo cơ chế đặc biệt bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 104 - 106)

quyền lợi của người gửi tiền

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ kinh doanh rất quan trọng trong các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Trong các hình thức huy động vốn

100

của ngân hàng thì hình thức huy động vốn bằng nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn quan trọng và nó chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động ở mỗi ngân hàng. Theo quy định của pháp luật thì tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền. Đối với hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng, pháp luật có quy định những yếu tố ràng buộc vô cùng chặt chẽ như: phải tạo điều kiện cho khách hàng gửi và rút tiền theo yêu cầu, phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do NHNN quy định, phải tham gia tổ chức BHTG...

Người gửi tiền, đặc biệt người gửi tiền là cá nhân với số lượng đông đảo và rất đa dạng về thành phần, văn hóa, trình độ…có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của NHTM. Tâm lý của người gửi tiền không chỉ tác động tới nghiệp vụ huy động vốn của NHTM mà có thể tác động rất lớn đến tính ổn định của hệ thống tiền tệ. Việc người gửi tiền ồ ạt rút tiền có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và hơn nữa có thể ảnh hưởng tới an ninh, kinh tế, xã hội. Mặt khác hoạt động của các NHTM có tính liên kết, ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau. Việc một NHTM gặp khó khăn, không bảo đảm khả năng chi trả có thể ảnh hưởng đến niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống tiền tệ. Ở khía cạnh này, việc phá sản một NHTM cần phải được xem xét, xử lý hợp lý để có thể tránh gây ảnh hưởng, tác động dây chuyền đến các ngân hàng khác, đến niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, mỗi NHTM thường có một mạng lưới các chi nhánh nhằm mở rộng khả năng tiếp cận đến một số lượng lớn các tầng lớp dân cư ở các vùng, khu vực khác nhau. Do đó, ảnh hưởng của việc phá sản NHTM là rất rộng và tác động đến nhiều mặt, vùng kinh tế, xã hội.

101

Đặc điểm dễ nhận thấy đối với nguồn vốn hoạt động chủ yếu của các NHTM Việt Nam là nặng về huy động vốn từ trong dân cư. Nếu để phá sản một ngân hàng, người dân gửi tiền vào ngân hàng đó sẽ phải gánh chịu hậu quả kèm theo nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Ngoài ra, nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng với các hệ quả dây chuyền, thậm chí “sinh mệnh” các ngân hàng khác cũng có nguy cơ bị đe dọa nếu dân chúng mất lòng tin, đồng loạt đi rút tiền.

Chính vì vậy, khi xây dựng các chế định pháp luật về phá sản các NHTM cần phải có những quy định đặc thù về trình tự và thủ tục nhằm bảo vệ được quyền lợi của người gửi tiền, tránh được ảnh hưởng và tác động dây chuyền, làm mất niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng từ đó gây ra những tác động xấu tới đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)