Về những người có quyền và nghĩa vụ trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 113 - 115)

cầu mở thủ tục phá sản

Khi nghiên cứu các quy định pháp luật về những người có quyền và nghĩa vụ trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các TCTD cũng như nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới chúng tôi thấy rằng cần phải sửa đổi bổ sung một số nội dung liên quan đến quy định này như sau:

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 05/2010/NĐ-

CP thì đại diện hợp pháp của TCTD có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy tổ chức mình lâm vào tình trạng phá sản. Quy định về nghĩa vụ nộp đơn của đại diện hợp pháp của TCTD là một điều cần thiết, phù hợp với quy định của Luật Phá sản năm 2004 (Điều 15) cũng như thông lệ chung của nhiều nước trên thế giới. Đối với doanh nghiệp nói chung và TCTD nói riêng thì hơn ai hết họ là những người đầu tiên hiểu rõ nhất tình

109

trạng tài chính của bản thân, vì vậy quy định nghĩa vụ của con nợ phải nộp đơn khi nhận thấy mình lâm vào tình trạng phá sản là cần thiết để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Tuy nhiên, theo chúng tôi thì nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với đại diện hợp pháp của TCTD cần phải quy định rõ nghĩa vụ này chỉ áp dụng sau khi đã có quyết định của NHNN về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD hoặc quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt thì hợp lý hơn. Bởi vì theo quy định của Luật các TCTD năm 2010 thì khi có nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình, TCTD phải báo ngay với NHNN về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục [22, Điều 145]. Sau khi có thông báo của TCTD thì NHNN kiểm tra và có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát đặc biệt để nhằm phục hồi khả năng thanh toán của TCTD. Như vậy trong giai đoạn này TCTD đang tìm mọi biện pháp để khắc phục những khó khăn, phục hồi khả năng thanh toán dưới sự kiểm soát của NHNN. Mặt khác Điều 15 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP đã quy định Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau: (i) NHNN Việt Nam đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD hoặc văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt; (ii) TCTD vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Như vậy quy định sau khi NHNN có các quyết định trên thì TCTD nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là hợp lý hơn.

Thứ hai, khi quy định về quyền nộp đơn đối với chủ nợ của TCTD cần

phải quy định các điều kiện cụ thể đó là chủ nợ chỉ có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với điều kiện: (i) đã có yêu cầu bằng văn bản tới NHNN để áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán và (ii) khoản nợ phải lớn hơn một mức nhất định nào đó chứ không phải tất cả các chủ nợ lớn nhỏ

110

đều có quyền nộp đơn (Ví dụ, Luật Phá sản của Cộng hòa liên bang Nga quy định khoản nợ phải lớn hơn 1000 lần mức lương tối thiểu).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)