Về hoạt động kinh doanh của TCTD sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 115 - 129)

mở thủ tục phá sản

+ Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP quy định: “trường hợp xét thấy người quản lý của TCTD không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của TCTD thì theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng

Nhà nước để điều hành hoạt động kinh doanh của TCTD”. Đây là một quy

định giống với quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Phá sản năm 2004. Việc quyết định thay người quản lý của TCTD trong trường hợp này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong quy định này thì chỉ có Hội nghị chủ nợ mới có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý theo chúng tôi là chưa hợp lý bởi vì: Thứ nhất, Hội nghị chủ nợ không phải lúc nào cũng tiến hành họp, theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh của TCTD. Thứ hai, theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối với hoạt động của TCTD luôn đặt dưới sự kiểm soát của NHNN Việt Nam, sự kiểm soát đó không chỉ trong giai đoạn TCTD hoạt động bình thường mà còn cả trong giai đoạn TCTD đó đã có quyết định mở thủ tục phá sản. Rõ ràng NHNN là tổ chức có chuyên môn, nghiệp vụ và là tổ chức có thể dễ dàng nhận ra những trường hợp mà người quản lý TCTD không có khả năng điều hành hoặc điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của TCTD. Bên cạnh đó, theo thông lệ quốc tế khi giải quyết phá sản đối với TCTD, quy định pháp luật của các nước thường quy định quyền đề nghị, chỉ định người thay thế người quản lý TCTD lâm vào tình trạng phá sản là Ngân hàng Trung ương của quốc gia đó. Chính vì vậy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về phá sản ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 115 - 129)