Chúng ta có thể thấy rằng, phá sản về bản chất là một hiện tượng kinh tế, song do tính chất phức tạp của nó mà Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều giao thẩm quyền giải quyết cho hệ thống Tòa án, Tòa án là
“nhân vật trung tâm”, giữ vị trí quyết định đối với việc giải quyết một vụ phá
sản, vì trong quá trình giải quyết một vụ phá sản thường liên quan đến lợi ích của các bên khác nhau mà Tòa án là cơ quan độc lập, có tính khách quan. Đối với Việt Nam nguyên tắc “Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
đã trở thành một nguyên tắc Hiến định.
Điều 7 của Luật Phá sản năm 2004 phân định Tòa án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản theo tiêu chí phân cấp của cơ quan đăng ký kinh doanh: doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản đăng ký kinh doanh ở cấp huyện (tỉnh) nào thì Tòa án cấp huyện (tỉnh) đó sẽ có thẩm quyền
39
tiến hành thủ tục phá sản. Tuy nhiên, đối với các NHTM, việc đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện ở cấp tỉnh, không thực hiện ở cấp huyện. Do đó, Nghị định số 05/2010/NĐ-CP quy định cụ thể thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản thuộc về Tòa án cấp tỉnh nơi NHTM đăng ký kinh doanh, cụ thể về thẩm quyền của Tòa án được quy định như sau:
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với NHTM đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đó [6, Điều 5].