Tổng kết, đánh giá và hướng dẫn học tập.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh – tác phẩm “chí phèo” (nam cao) (Trang 43 - 46)

VI. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

4. Tổng kết, đánh giá và hướng dẫn học tập.

- GV và hs đánh giá kết quả và quá trình (Đánh giá từng nhóm và cá nhân trong nhóm)

. Rút kinh nghiệm.

- Gv yêu cầu hs phát biểu cảm tưởng về kết quả thu được từ việc thực hiện dự án.

- Yêu cầu các nhóm hoàn thiện sản phẩm để có thể giới thiệu khi cần hoặc có điều kiện.

5. Dặn dò:

- Các nhóm tự bố trí thời gian họp nhóm và thực hiện nhiệm vụ

******

Phần II. ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM CHÍ PHÈO

(GV TỔ CHỨC BÀI HỌC THEO TIẾN TRÌNH KẾT HỢP VỚI TỔ CHỨC CHOHS BÁO SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA CÁC NHÓM ) HS BÁO SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA CÁC NHÓM )

HĐ1: Hoạt động trải nghiệm - GV đặt vấn đề vào bài:

Xem một vài hình ảnh, đoạn phim chọn lọc phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Nội dung phim dựa trên những tp nổi tiếng của Nam Cao : Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn. Trong đó Chí Phèo là kiệt tác đầu tiên của Nam Cao. Người nông dân bị xã hội và hoàn cảnh dồn đuổi vào bước đường cùng sẽ có phản ứng theo những cách khác nhau: cam chịu, nhẫn nhục cho đến chết (Dì Hảo), Thà chọn cái chết mà giữ được nhân phẩm , tự trọng (Lão Hạc), bế tắc, tuyệt vọng mất phương hướng, vùng lên phá phách, thành lưu manh, quỷ dữ (Chí Phèo). Chí Phèo thuộc trường hợp thứ ba. Nhưng Chí Phèo có hoàn toàn là quỷ dữ làng Vũ Đại không? Cuộc đời anh kết cục ra sao? Hãy cùng nhau đọc lại thiên kiệt tác này.

Tiết 2 (Tiết 51)

Hoạt động của GV và HS

HĐ2: Hoạt động hình thành kiến thức.

Bước 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu những nét khái quát về tác phẩm.

HS đọc tiểu dẫn SGK.

Dựa vào kiến thức Lịch sử , em hãy cho biết tình hình giai cấp và mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới chế độ thực dân - phong kiến?

Dựa vào kiến thức Lịch sử, ĐẠI DIỆN NHÓM Đam mê lịch sử TRÌNH BÀY TRƯỚC LỚP SẢN PHẨM CỦA NHÓM.

Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

GV nhận xét, củng cố, giải thích thêm về mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới chế độ Thực dân - Phong kiến:

37

- Giai cấp:

+Địa chủ phong kiến: Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta.

+Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng.

=> Mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam là mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến âm ỷ, quyết liệt.

Làng “ Vũ Đại” ngày ấy trong tác phẩm

– tức làng Đại Hoàng làng quê Nam Cao - trước Cách mạng tháng Tám có gì đáng lưu ý?

Gv mở rộng về kiến thức lịch sử, xã hội về làng Đại Hoàng trước năm 1945:

-Làng nhỏ, thường xuyên năm nào cũng gánh chịu thiên tai. Nông dân phải đi tha hương cầu thực, người ở lại làng thì kiếm được miếng ăn cũng cực nhục trăm bề. Ở làng Đại Hoàng hiện nay, có khá nhiều gia đình có họ hàng phiêu bạt vào tận Thanh Hoá, Hòn Gai từ những năm 1940.

Thêm nữa, làng cũng lại lắm hủ tục, lắm thứ vị, nếu là nông dân thuần khiết thì khổ lắm nên ai cũng muốn có chức vị để khỏi lo bị bắt nạt.

-Hoàn cảnh cảm hứng: Truyện dựa vào những việc thật, người thật ở làng Đại Hoàng - làng quê Nam Cao - trước Cách mạng tháng Tám mà tác giả được chứng kiến và nghe kể cùng với sự hư cấu, Nam Cao viết thành truyện năm 1941.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh – tác phẩm “chí phèo” (nam cao) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w