ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh – tác phẩm “chí phèo” (nam cao) (Trang 51 - 55)

1. Hình ảnh làng Vũ Đại.

-Làng Vũ Đại - đó là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt động.

-Làng này dân “không quá hai nghìn người, xa phủ, xa tỉnh” nằm trong thế “quần ngư tranh thực”

-Có tôn ti trật tự nghiêm ngặt: Cao nhất là cụ tiên chỉ Bá Kiến vô cùng xảo quyệt “ Bốn dời làm tổng lí”, uy thế nghiêng trời rồi đến đám cường hào, chúng kết thành bè đảng xung quanh một người; sau nữa là những người nông dân thấp cổ bé họng suốt đời bị đè nén, áp bức.

-Đây cũng là nơi bọn “đầu bò” luôn “ tiếp nối thế hệ”: Năm Thọ đi thì Binh Chức lần về. Binh Chức chết thì lại nở ra một Chí Phèo – cùng với bá Kiến là 2 con qủy dữ của làng Vũ Đại.

=> Nam Cao đã dựng nên một làng Vũ Đại sống động, hết sức tăm tối ngột ngạt. Làm nổi bật mối xung đột giai cấp gây gắt, âm thầm mà quyết liệt.

=> Hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

41

thiệu sản phẩm bằng trình chiếu Power Point và thuyết trình)

Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh một số nét chính.. về Đặc điểm địa lý, văn hóa , du lịch:

- Làng Vũ Đại ngày ấy bây giờ nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý, Hà Nam chừng 40 km theo đường tỉnh lộ 972. Nghề dệt vải vẫn được bà con nơi đây gìn giữ, phát huy. Nhưng đến đây, bạn không còn nghe thấy tiếng thoi lách cách, mà thay vào đó là âm thanh máy dệt vải bán công nghiệp khắp xóm làng.

- Gv mở rộng kiến thức: giới thiệu về công trình “ Vườn hiện thực Nam Cao” cở làng Đại Hoàng ngày nay.

GV chuyển ý: Làng Vũ Đại là nơi mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt, âm thầm mà quyết liệt, giữa nông dân và địa chủ - người nông dân phải è cổ nuôi bọn địa chủ phong kiến, bọn địa chủ sợ hãi lánh mặt bọn cùng đinh... Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, bị tha hóa. Nhân vật nào đại diện cho giai cấp thống trị là Bá Kiến, đại diện cho giai cấp bị đè nén, áp bức là Chí Phèo. Bằng tài năng nghệ thuật điêu luyện và sắc sảo, Nam Cao đã khắc họa được hai chân dung nhân vật điển hình trong văn học.

Trước hết là hình tượng nhân vật điển hình đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo bị bần cùng bần cùng hóa dẫn đến bị tha hóa: Chí Phèo.

GV định hướng cách tìm hiểu về nhân

42

vât:

? Mở đầu tác phẩm Chí xuất hiện như thế nào?

- Học sinh suy nghĩ, trả lời độc lập.

- GV, nhận xét, và khái quát lại: Cách vào truyện độc đáo, gây sự chú ý với người đọc, khiến người đọc bắt nhịp được ngay với tác phẩm, kích thích trí tò mò của người đọc về một nhân vật thật đáng thương!

? Theo em, tiếng chửi của Chí thể hiện điều gì?

? Cách vào truyện của Nam Cao có gì độc đáo?

? Trước khi đi tù, Chí Pheo là người như thế nào?

“Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…”

Bị bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân…Chí cảm thấy nhục chứ yêu đương gì→ biết phân biệt tình yêu chân chính và thói dâm dục xấu xa. Là người có ý thức về nhân phẩm.

? Em có nhận xét gì về Chí trong 20 năm đầu của cuộc đời?

Tiết 3 (Tiết 52) Gv hướng dẫn Chí Phèo:

Gv đặt câu hỏi dẫn dắt hs theo dõi sgk, bài đã soạn , hs suy nghĩ, trả lời độc lập. - GV, nhận xét và nhấn mạnh nội dung chính :

? Vì sao Chí Phèo đi tù?

Sau khi ra tù Chí Phèo là người như thế nào?

- Học sinh suy nghĩ, trả lời độc lập.

?Em hãy phác hoạ chân dung nhân vật Chí sau khi ở tù về?

- Học sinh suy nghĩ, trả lời độc lập.

?Nhà tù thực dân và địa chủ PK đã biến Chí Phèo thành con người như thế nào? ( hành động và tính cách?)

( So với trước đây: lương thiện?)

?Em có nhận xét như thế nào về sự thay đổi của Chí Phèo? Qua đó nhà

văn NC muốn nói điều gì?

Nhà tù thực dân đã tiếp tay lão cường hào thâm độc giết chết phần người trong con người Chí.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh – tác phẩm “chí phèo” (nam cao) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w