GV và hs đánh giá kết quả và quá trình thực hiện dự án (Đánh giá từng nhóm và cá nhân trong nhóm) . Rút kinh nghiệm.
- GV nhận xét chung sản phẩm của các nhóm, yêu cầu các nhóm trưởng đánh giá tình thần làm việc của các thành viên trong nhóm, những mặt đã làm được và chưa làm được của nhóm, khó khăn khi nhóm triển khai thực hiện nội dung của tiểu chủ đề.
- Gv yêu cầu hs phát biểu cảm tưởng về kết quả thu được từ việc thực hiện dự án. Yêu cầu các nhóm hoàn thiện sản phẩm để có thể giới thiệu khi cần hoặc có điều kiện.
-HS chú ý lắng nghe Gv và nhóm trưởng nhận xét, đưa ra ý kiến của bản thân (nếu có)
* Nhận xét của Gv :
- Nhận xét chung về quá trình thực hiện dự án và học tập của các nhóm.
-Nhận xét riêng những cá nhân tiêu biể tích cực, hoặc chưa tích cực để động viên khích lệ và rút kinh nghiệm.
* Cụ thể :
62
- Học sinh hào hứng, yêu thích bộ môn trong quá trình học tập.
- Tích cực chủ động khai thác kiến thức trong bài học.
-Khả năng khai thác và sử dụng công nghệ thông tin trong học tập tốt, sáng tạo (Nhóm Khám phá địa lý – văn hóa- du lịch)
-Sản phẩm các nhóm thực hiện dự án: Đều từ đạt yêu cầu trở lên. Trong đó có nhóm rất tốt, rất sáng tạo (Nhóm Những nghệ sĩ nổi tiếng 3 , Nhóm Khám phá địa lý – văn
hóa- du lịch)
- Khả năng giao tiếp (thuyết trình, giới thiệu sản phẩm): Tự tin, lưu loát, nội dung phong phú...(Nhóm Khám phá địa lý – văn hóa- du lịch, Giờ học: nhóm 1, 3, 6) phong phú...(Nhóm Khám phá địa lý – văn hóa- du lịch, Giờ học: nhóm 1, 3, 6)
-Khả năng cảm thụ tác phẩm văn học và sân khấu hóa tác phẩm văn học: Cảm thụ tốt, sáng tạo, nhập vai diễn khá (Những nghệ sĩ nổi tiếng 3)
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
GV xây dựng đề kiểm tra, các tiêu chí đánh giá HS sau khi hoàn thành dự án. GV cho hs làm bài kiểm tra 15 phút bằng Phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn
-Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của dự án , Gv xây dựng đề kiểm tra để đánh giá kiến thức Hs thu được sau khi thực hiện dự án theo phương pháp trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận và cho Hs làm bài trong 15 phút.
-Từ đó khắc sâu kiến thức cho học sinh đồng thời đánh giá kết quả hiểu bài và khả năng vận dụng kiến thức liên môn vào việc học tập bộ môn Ngữ văn cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
1. Mô tả các mức yêu cầu cần đạt được cho mỗi loại câu hỏi
Nhận biết (Trắc nghiệm - Câu 1-6)
- Nắm được bối cảnh ra đời tác phẩm.
- Nhận biết mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở nông thôn đương thời và tình trạng tha hóa của nông dân, lòng tin vào sự lương thiện của con người.
- Nhận biết một chi tiết trong tác phẩm.
- Nhận biết chủ đề tác phẩm
Thông hiểu (Trắc nghiệm - Câu 7-12)
- Hiểu ý nghĩa kết cấu truyện ngắn
- Hiểu được yếu tố độc đáo, mới mẻ của tác phẩm.
- Hiểu được ý nghĩa của một chi tiết trong tác phẩm
- Hiểu được ý nghĩa biểu tượng của một nhân vật trong tác phẩm
Vận dụng - Vận dụng cao (Tự luận)
Viết được đoạn văn nghị luận văn học trình bày cảm nhận của bản thân về một vấn đề văn học (Mối tình Chí Phèo – thị Nở) - Vận dụng ; từ đó vận dụng từ kiến thức
63
tác phẩm rút ra bài học về kỹ năng sống cho bản thân (Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cách sống trong cuộc đời như thế nào để người với người gần nhau hơn) - Vận dụng cao
2. Những năng lực có thể hướng tới
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ văn học.
- Năng lực lựa chọn và đánh giá - Năng lực cảm thụ và chiếm lĩnh tpvh
- Năng lực triển khai, tạo lập văn bản
-Năng lực vận dụng kiến thức liên môn: Từ TPVH rút ra được bài học về kỹ năng sống cần thiết cho bản thân.
3. Đề kiểm tra
PHIẾU HỌC TẬP
Họ tên:... Lớp:... I. Bài tập trắc nghiệm.( 3,0 điểm)
Khoanh tròn vào một đáp án đúng nhất:
1) Chọn đáp án đúng
A. Chí Phèo là câu chuyện có thật và được đưa vào tác phẩm với tất cả những chi tiết hiện thực xảy ra ở làng Đại Hoàng, quê Nam Cao.
B. Dựa vào những sự thật ở làng quê mình, Nam Cao đã hư cấu để dựng nên bức tranh hiện thực với những điển hình nghệ thuật bất hủ.
2) Chí Phèo là kiệt tác bởi:
A. Nó đã xây dựng được một chuyện tình kì dị lạ thường, đã cho ta thấy một chân dung thằng say có một không hai.
B. Vạch ra mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở nông thôn đương thời và tình trạng tha hóa của nông dân, lòng tin vào sự lương thiện của con người.
3) Đâu không phải là lời trích trong tác phẩm “Chí Phèo”
A.Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!
B. Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận thân. Y tím ruột tím gan. Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau.
C.Ôi! Cái gì thế này? Tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch, thôi cứ gọi là tan xương!
D.Máu loe loét trông gớm quá! Mấy con chó xông xáo quanh hắn, sủa rất hăng. 64
4) Tiếng chửi đầu tác phẩm của Chí Phèo theo thứ tự A. Cha mẹ, làng Vũ Đại, trời đất, chính mình. tự A. Cha mẹ, làng Vũ Đại, trời đất, chính mình.
B. Trời, đời, làng Vũ Đại, đứa nào không chửi nhau với Chí, đứa nào đã đẻ ra Chí. C. Trời đất, thánh thần, người dân Vũ Đại, rượu không cho mình tỉnh.
5) Nam Cao đã sử dụng hàng loạt các yếu tố để làm bật chủđề. Yếu tố nào không có sau đây đề. Yếu tố nào không có sau đây
A.Hệ thống nhân vật Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo.
B. Kết cấu vòng tròn: Mở đầu là cái lò gạch cũ nở ra Chí Phèo và cuối cùng là cái lò gạch cũ mà Thị Nở lo sợ mình sẽ nở ra con Chí Phèo để tiếp tục vòng luân hồi của cha nó.
C. Lời nhận xét của nhà văn: “Tre già măng mọc, có bao giờ hết những thằng du côn”.
D.Lời nói của Bá Kiến: “Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ”.
6) Chủ đề tác phẩm Chí Phèo:
A. Thể hiện tấn bi kịch của người nông dân bị lưu manh hóa để biến thành quỷ dữ của đồng loại.
B.Tấn bi kịch từ chối quyền làm người. A. Cả a và b.
7) Mở đầu tác phẩm là một Chí Phèo say rượu, chửi ầm ĩ cả làng Vũ Đại, đốidiện với Chí Phèo là mấy con chó sủa cùng. Chí bực tức và muốn đập phá một diện với Chí Phèo là mấy con chó sủa cùng. Chí bực tức và muốn đập phá một nhà nào đó. Kết thúc tác phẩm cũng là một buổi trưa nắng gắt. Chí Phèo cũng uống rượu mềm người, cũng hung hăng đến và “chửi” Bá Kiến rồi giết hai nhân mạng. Hai buổi trưa này
A. Là sự lặp lại trong sự phát triển để cho thấy tính cách nhân vật biến đổi khác. Chí Phèo đã thoát chất quỷ và chỉ cần sống những giây phút hiếm hoi của chất người. Chí lựa chọn cái chết nhưng là cái chết của người.
B. Là sự lặp lại giống nhau để cho thấy vòng kim cô định mệnh của hiện thực dưới chế độ phong kiến thực dân là vòng oan nghiệt, luân hồi không thể thoát đối với người nông dân đã bị lưu manh hóa.
8) So với tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc đương thời, Chí Phèo đóng góp phần độc đáo của mình ở chỗ góp phần độc đáo của mình ở chỗ
A. Miêu tả sự bần cùng “bán vợ đợ con” của người nông dân.
B. Nói về tai họa bị tha hóa mất nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân. C. Nói về những thủ đoạn cướp đất, giật nhà của lũ cường hào với dân lành.
9) Tiếng chửi của Chí Phèo về ý nghĩa sâu xa:
A. Là nỗi đau khổ khi bị loại khỏi thế giới người. Nó là bài hát lộn ngược ở một tâm hồn đã méo mó, muốn giải tỏa.
B.Xác định một thằng say rượu quái gở.
65
C. Xác định là một thằng lưu manh, côn đồ sắp gây tội ác.
10) Hành động Thị Nở săn sóc Chí Phèo bằng bát cháo hành thực ra là:
A.Biểu hiện lòng tốt rất lớn, như thần thánh, có khả năng thức tỉnh một lương tri.
B.Chỉ là lòng tốt bình thường của con người dành cho con người trong đời thường.
11) “Thị gạt ra lại giúi thêm một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân”. Sau đó, Chíuống và “thoang thoảng hơi cháo hành”. “Hắn ôm mặt khóc rưng rức”. Tiếng uống và “thoang thoảng hơi cháo hành”. “Hắn ôm mặt khóc rưng rức”. Tiếng khóc ở đây biểu hiện.
A.Không say được.
B.Niềm căm phẫn.
C.Sự tuyệt vọng.
12) Bà cô Thị Nở là đại diện cho:
A. Bản tính “nhìn người ta sung sướng”, không thể chịu đựng được hạnh phúc của người khác khi thân phận mình không có hạnh phúc.
B. Người đàn bà mặc cảm tự ti về thân phận. Không muốn người cháu dở hơi lấy bất cứ ai. Bởi bà biết như vậy sẽ có cặp vợ chồng bất hạnh trên đời.
C.Định kiến của người làng Vũ Đại, là định kiến xã hội.