Gợi ý trả lời bài tập thảo luận nhóm.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh – tác phẩm “chí phèo” (nam cao) (Trang 72 - 77)

1.Theo em, để cứu lấy những con người như Chí Pheo thì xã hội cần phải làmgì? Qua hình tượng nhân vật bất hủ Chí Pheo, theo em Nam Cao muốn đề cập tới gì? Qua hình tượng nhân vật bất hủ Chí Pheo, theo em Nam Cao muốn đề cập tới một vấn đề quan trọng nhất là gì? (Nhóm 1+2)

GỢI Ý:

-Để xã hội không còn những kẻ như bá Kiến, không còn những số phận bi thảm như Chí Phèo thì xã hội phải có một sự thay đổi lớn lao để làm mất đi cái quan hệ người bóc lột người. (Sự thay đổi ấy đã được chứng minh bằng cuộc Cách mạng tháng Tám - 1945)

-Tác phẩm cũng cho ta thấy muốn cứu những con người như Chí Phèo mà chỉ làm một việc tiêu diệt loại người gian ác như bá Kiến là chưa đủ, còn phải xóa bỏ định kiến trong cách nhìn nhận con người, phải nâng cao lòng cảm thông với con người. - Qua hình tượng nhân vật bất hủ Chí Phèo, Nam Cao muốn đề cập tới một vấn đề quan trọng là: Làm thế nào để con người được sống đúng nghĩa là người trong cái xã hội phi nhân tính đương thời?

2. Nếu được viết lại kết truyện Chí Pheo, em sẽ viết lại như thế nào? (Nhóm 3+4) Viết lại kết truyện Chí Phèo: chấp nhận đưa ra nhiều cách kết khác nhau miễn 3+4) Viết lại kết truyện Chí Phèo: chấp nhận đưa ra nhiều cách kết khác nhau miễn là

logic, hợp lý. Vd: bỏ chi tiết thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và nhớ tới hình ảnh cái lò gạch cũ vì nó cho chúng ta liên tưởng tới việc có những “Chí Phèo con” ra đời với số phận bi thảm như thế” ….

3.Nếu trong lớp ta có một “Chí Pheo” thì chúng ta có kỳ thị như làng Vũ Đại kỳ thị Chí Pheo của Nam Cao không?( Nhóm 5+6) thị Chí Pheo của Nam Cao không?( Nhóm 5+6)

Nếu trong lớp có một “Chí Phèo”: Không kì thị, nên có cái nhìn thiện cảm, quan tâm, chia sẻ để hiểu bạn và giúp bạn hòa đồng với tập thể. Vì chúng ta tin sự cảm thông, sự quan tâm chân thành sẽ cảm hóa được con người.

3. TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG

- Gv đặt câu hỏi, hs độc lập suy nghĩ, trả lời. - Gv nhận xét và nhấn mạnh nội dung chính :

Em rút được ra thông điệp nào của nhà văn có ý nghĩa nhất trong việc xây dựng môi trường sống nhân ái ? Để xây dựng môi trường ấy em sẽ làm gì ? GỢI Ý:

BÀI HỌC VỀ XÂY DỰNG , BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG – MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI NHÂN VĂN, NHÂN ÁI:

-Thông điệp của nhà văn: Hãy ngăn chặn tình trạng XH làm tha hóa con người; lời kêu gọi con người, xã hội hãy sống biết cảm thông và yêu thương.

- Từ thông điệp của nhà văn, chúng ta cần:

+Mỗi chúng ta hãy: Sống nhân ái, yêu thương, bao dung. Môi trường xã hội có tác động ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Một xã hội nhân ái sẽ giúp những mảnh đời đau khổ, lạc lối có cơ hội được làm lại chính mình, được hoàn thiện bản thân…Một môi trường sống nhân văn, biết cảm thông và bao dung sẽ giúp con người sống nhân ái hơn, có nhiều công bằng và yêu thương hơn.

+Để góp phần xây dựng một môi trường sống tràn đầy tinh thần nhân văn chúng ta cần lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác trong cuộc sống. Cần có cách nhìn nhận đánh giá con người đúng đắn, cần vị tha bao dung hơn, nhìn người bằng con mắt thiện cảm, biết cảm thông và giàu thình thương hơn.

“Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”

(M.Gorki)

4. TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG - KỸ NĂNG SỐNG:

- Gv đặt câu hỏi, hs độc lập suy nghĩ, trả lời. - Gv nhận xét và nhấn mạnh nội dung chính :

Từ môi trường xã hội mà Chí Pheo sống, em cảm nhận như thế nào về môi trường sống của mình ngày hôm nay? Từ bi kịch tha hóa của Chí Pheo, em định hướng cho mình thái độ sống và cách sống như thế nào ?

GỢI Ý:

BÀI HỌC TRÂN TRỌNG CUỘC SỐNG, VƯỢT LÊN HOÀN CẢNH,

59

CHIẾN THẮNG CHÍNH MÌNH.

-Cuộc đời Chí Phèo rơi vào bi kịch vì sống trong một môi trường tàn bạo, tăm tối, phi nhân tính. Mỗi chúng ta đang được sống trong môi trường xã hội dân chủ văn minh, đầy tinh thần nhân ái. Ngày nay, con người được sống và được xã hội tạo mọi điều kiện để khẳng định giá trị của bản thân. Cần phải trân trọng cuộc sống tươi đẹp hôm nay và sống thật có ích, có ý nghĩa.

-Chí Phèo tha hóa là do môi trường xã hội nhưng cũng còn do chính con người Chí. Nhưng khi Chí đã thức tỉnh, phần người trong Chí hồi sinh, anh đã không chấp nhận tiếp tục kiếp sống của quỷ dữ .

5.ĐẠI DIỆN NHÓM Những nghệ sĩ nổi tiếng giới thiệu sản phẩm (diễn vở Chí Pheo) ( Các nhóm Những nghệ sĩ nổi tiếng giới thiệu sản phẩm điện ảnh của Pheo) ( Các nhóm Những nghệ sĩ nổi tiếng giới thiệu sản phẩm điện ảnh của mình, lớp và gv nhận xét, bình chọn sản phẩm hay nhất trong các nhóm khích lệ, động viên các nhóm...)

(Video: Xem tư liệu – mục sản phẩm của HS) Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng.

6. Bài tập tự luyện

6.1. Phân tích nhân vật Bá Kiến - Nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị. 6.2. Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở cho đến khi tự sát.

6.3. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua tích hợp Đọc hiểu tác phẩm văn học với Nghị luận xã hội.

Từ cái nhìn định kiến của bà cô thị Nở (cả làng Vũ Đại) về Chí Phèo - không mở đường cho Chí hoàn lương, em hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói của nhà thơ Pháp Phrăngxoa Côpê : “Người ta chỉ xấu xa

trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ” và Nam Cao: “Nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ" .

- Gv định hướng hs viết đoạn văn.

- Cho hs lập dàn ý. Viết bài ở nhà

6.4. (Khá giỏi) Phân tích mối tình Chí Phèo – thị Nở trong truyện ngắn Chí

Phèo (Nam Cao) để làm sáng tỏ quan niệm:

Một tác phẩm thật giá trị, phải (…) làm cho người gần người hơn.

(Đời thừa - Nam Cao, Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, HN, 2007, tr.206)

Gợi ý bài tập tự luyện: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua tích hợp Đọc hiểu tác phẩm văn học với Nghị luận xã hội :

60

Từ cái nhìn định kiến của bà cô thị Nở (cả làng Vũ Đại) về Chí Phèo - không mở đường cho Chí hoàn lương, em hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói của nhà thơ Pháp Phrăngxoa Côpê : “Người ta chỉ xấu xa

trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ” và Nam Cao: “Nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ" .

Gợi ý:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.

- Đoạn văn có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

1. Giải thích ý nghĩa câu nói:

- Câu nói của Phrăngxoa Côpê:

+Phường ích kỉ: Là những người chỉ biết sống cho riêng mình, không quan tâm đến

người khác, luôn lo sợ người khác động chạm, nhờ vả mình. Những người đó luôn sống thu mình, không giao tiếp và khi cần giao tiếp bao giờ cũng tính đến cái lợi cho bản thân.

+ Đôi mắt ráo hoảnh: cái nhìn lạnh lùng, không có tình cảm con người.

=> Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ : Những người ích kỉ không bao giờ nhìn thấy mặt tốt đẹp mà chỉ nhìn thấy những mặt xấu của người khác.

- Câu nói của Nam Cao:

+ Nước mắt: cảm thông, của lòng trắc ẩn

+Miếng kính biến hình hình vũ trụ: là cách nói hình ảnh của đôi mắt, của nước

mắt, hay là chính trái tim chúng ta, khi được nhìn qua miếng kính này thì mọi việc, con người đều có sự thay đổi so với thực tế ở bên ngoài.

=> Nếu chúng ta nhìn mọi người xung quanh với đôi mắt của sự cảm thông, của lòng trắc ẩn (nước mắt) thì mọi thứ sẽ trở nên đẹp đẽ hơn.

2. Bàn luận:

* Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu nói:

– Câu nói của nhà thơ Pháp hoàn toàn đúng đắn, thể hiện cách nhìn, cách đánh giá phiến diện một chiều về con người của những kẻ ích kỉ.

+ Người ích kỉ luôn coi trọng bản thân nên có cách nhìn, đánh giá cuộc đời, xã hội theo cách riêng của mình mà đặc trưng là xem thường, coi khinh người khác. Người ích kỉ không hề có sự đồng cảm sẻ chia. Vì vậy tất cả những ai không liên quan đến

61

họ, không đem lại lợi ích cho họ đều là kẻ xấu xa. Đây là cách nhìn nhận sai trái cần loại bỏ.

+Chứng minh qua cái nhìn của bà cô thị Nở nói riêng, làng Vũ Đại nói chung về Chí Phèo; dẫn chứng khác…

- Câu nói của Nam Cao nhấn mạnh về tình yêu thương của con người.

+Đây là quan điểm rất đúng, nhân văn, nhân bản. Sau con mắt của mỗi người luôn là một thế giới khác nhau, mà Nam Cao gọi là “miếng kính biến hình”. Nếu chúng ta nhìn mọi người xung quanh với đôi mắt của sự cảm thông, của lòng trắc ẩn, đầy thiện cảm và bao dung (nước mắt) thì mọi thứ sẽ trở nên đẹp đẽ hơn. Bởi “ nhân chi sơ tính bản thiện.” Bản chất ẩn sâu trong lương tâm của mỗi người, dù họ có bị lên án đến đâu, vẫn là một tâm hồn thánh thiện.

* Mở rộng vấn đề:

- Tuy nhiên đôi khi cuộc sống không đơn giản như thế, có nhiều những hiện tượng thực sự rất xấu xí và hư hỏng không phải cảm thông hay khoan dung là được. Sự cảm thông, bao dung, tình yêu thương cũng cần đặt đúng lúc, đúng chỗ mới thật sự có ý nghĩa.

-Phê phán: Những kẻ sống ích kỉ, thiếu lòng cảm thông, bao dung; nhìn người lệch lạc, phiến diện...

3. Bài học nhận thức và hành động:

- Nhận thức được tính đúng đắn của vấn đề, lên án biểu hiện sai lệch.

- Để có cách nhìn nhận, đánh giá đúng về con người cần sống vị tha, nhân ái, đặt mình vào vị thế của người khác để hiểu rõ hoàn cảnh của họ.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh – tác phẩm “chí phèo” (nam cao) (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w