Dạng đề cảm nhận về hai chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự a Phương pháp làm bà

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 30 - 36)

b. Đề minh họa

7.2.4.3. Dạng đề cảm nhận về hai chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự a Phương pháp làm bà

sự. a. Phương pháp làm bài

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về hai tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc cần phân tích.

Thân bài:

* Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm tự sự. * Phân tích ý nghĩa của hai chi tiết

- Cảm nhận chi tiết một theo các bước:

+ Hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của chi tiết và vị trí của chi tiết trong tác

phẩm.

+ Đặc điểm và tần số xuất hiện của chi tiết. + Ý nghĩa của chi tiết: . Về nội dung.

.Về nghệ thuật. -Cảm nhận chi tiết hai theo các bước nêu trên. * So sánh hai chi tiết:

+ Điểm tương đồng -> Ý nghĩa: tính kế thừa

+ Điểm khác biệt -> Ý nghĩa: tạo sự phong phú độc đáo, sáng tạo của mỗi nhà văn

* Lí giải nguyên nhân.

Kết bài:

- Khẳng định vai trò của hai chi tiết trong tác phẩm. - Khẳng định sức sống của chi tiết nghệ thuật trong TPTS

b. Đề minh họa

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”( Kim Lân) và “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”( Nguyễn Minh Châu).

Hướng dẫn làm bài:

Mở bài: - Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm “Vợ nhặt”

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền

ngoài xa”

- Nêu ý kiến cần nghị luận: chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong

truyện “Vợ nhặt”( Kim Lân) và “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”(Nguyễn Minh Châu) để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Thân bài:

* Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm tự sự.

- Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư

tưởng.

- Chi tiết có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm tự sự, đặc biệt góp phần xây dựng, khắc họa hình tượng nhân vật

* Cảm nhận chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”( Kim Lân)

- Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: trong bữa cơm ngày đói đón con dâu mới của bà cụ Tứ(HS thuật lại diễn biến bữa cơm)

- Đặc điểm và tần số xuất hiện của chi tiết: chè khoán thực chất là cháo cám. Chi tiết xuất hiện 1 lần nhưng có sức ảm ảnh người đọc ghê gớm và làm sáng ngời tấm lòng của người mẹ khốn khó và khát khao hạnh phúc của người đàn bà vô danh.

- Ý nghĩa của chi tiết nồi“chè khoán”

+Về nội dung:

+ Thể hiện tình cảnh thảm hại của bà mẹ nghèo khổ trong nạn đói Ất Dậu năm 1945.

+Tinh thần lạc quan của bà cụ Tứ trong ngày hạnh phúc của con trai +Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng

+ Chi tiết có giá trị hiện thực: gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít lúc bấy giờ. Chính chúng là thủ phạm đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bi đát nhất.

+ Chi tiết có giá trị nhân đạo: trong tận cùng của cái đói, cái chết, người nông dân Việt Nam vẫn thương yêu, cưu mang nhau, có niềm tin vào tương lai và sự sống bất diệt.

(HS đưa dẫn chứng minh họa) + Về nghệ thuật :

+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, cực tả cái đói khắc họa sắc nét tính cách, tâm lí và hành động của nhân vật bà mẹ nghèo nhưng rất thương con(đây là một kiểu nhân vật trong sáng tác của Kim Lân: dí dỏm hài hước rất nông dân)

+ Là chi tiết nhỏ nhưng gửi gắm tư tưởng lớn: tin tưởng vào khát vọng sống hạnh phúc và sức mạnh của tình thương, của tình người.

* Cảm nhận chi tiết “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài.

- Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: trong lời kể của người đàn bà hàng chài với chánh án Đẩu tại toà án huyện(Học sinh thuật lại sự việc)

- Đặc điểm và tần số xuất hiện của chi tiết: xương rồng là loại cây chịu được thời tiết khắc nghiệt, nó thường có gai, và nhựa của nó rất độc. Chi tiết

27

xuất hiện 1 lần nhưng nó cực tả cái đói, cái nghèo của gia đình người đàn bà hàng chài(nguyên nhân của tội ác)

- Ý nghĩa của chi tiết “xương rồng luộc chấm muối: + Về nội dung:

+ Lời kể của người đàn bà đã hé mở cuộc đời lam lũ, bất hạnh của chính bà và của cả gia đình bà.(HS đưa dẫn chứng)

+ Dự báo nguyên nhân của nạn bạo hành gia đình mà bà sẽ kể tiếp sau đó cho chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng nghe ở phần sau. Lão đàn ông vì khổ quá nên xách bà ra đánh.(HS đưa dẫn chứng)

+ Chi tiết có giá trị hiện thực: phản ánh cái đói, cái nghèo của người dân miền biển nói riêng, của người dân nói chung thời hậu chiến.

+ Chi tiết có giá trị nhân đạo: Nhà văn thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tối tăm của con người; gióng lên tiếng chuông báo động về tình trạng bạo hành gia đình mà gốc rễ của nó chính là do đói nghèo gây ra.

+ Về nghệ thuật :

+ Là chi tiết chân thực, tạo cầu nối giữa phần trước đó và sau đó để mạch truyện được dẫn dắt tự nhiên, góp phần tạo tình huống nhận thức của câu chuyện.

+ Là chi tiết nhỏ nhưng gửi gắm tư tưởng và nghệ thuật mới mẻ của nhà văn: cần quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.

- So sánh hai chi tiết

+ Tương đồng: Cả hai chi tiết đều khắc họa đến cái đói trong cuộc sống, góp phần biểu hiện tình mẫu tử thiêng liêng. Những chi tiết đó đều bộc lộ khả năng sáng tạo độc đáo của các nhà văn Việt Nam trước và sau năm 1975.

+ Khác biệt: “Chè khoán” của bà cụ Tứ đã gửi gắm bức thông điệp “trong cái đói, cái chết thì sự sống đã ươm mầm, trong khổ đau đã có hạnh phúc, trong hiện tại đã thấy tương lai” “ Xương rồng luộc chấm muối” tạo ra sức ám ảnh lớn với người trong cuộc(trong truyện là nhân vật Phùng và chánh án Đẩu) và người

28

ngoài cuộc (bạn đọc), đó là: chính cái đói, cái nghèo sinh ra tội ác. Phải có cái nhìn toàn diện và nhân văn về số phận con người sau chiến tranh

- Lí giải:

+ Cùng gặp nhau ở những điểm chung bởi cả Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đều cùng hướng đến đề xuất giải pháp cách mạng từ nỗi khổ của chính nhân vật và cùng ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Mặt khác Kim Lân và Nguyễn Minh Châu cùng là nhà văn nhân đạo và hiện thực sâu sắc. Đó là tính kế thừa thường thất trong văn học.

+ Hai chi tiết có sự khác biệt bởi chúng được tạo nên trong những bối cảnh khác nhau. Kim Lân viết sau khi cách mạng thành công viết nên trong cái đói cái nghèo con người vẫn thấy cảm quan lạc quan, nhen nhóm hạnh phúc. Còn Nguyễn Minh Châu viết trong thời kì văn học đổi mới sau 1975. Khi ấy con được trở về với cuộc sống đời thường, đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, được nhìn nhận ở nhiều bình diện, nhiều mối quan hệ đa dạng, phong phú. Do vậy, ông không thể chắc chắn rằng liệu tương lai có tốt đẹp hơn với người phụ nữ hàng chài đáng thương không? Mặt khác, phong cách mỗi tác giả luôn có sự khác biệt không trộn lẫn. Vì thế cùng là chi tiết nói về sự đói nghèo nhưng mỗi ngòi bút lại có cách tiếp cận riêng, tạo ấn tượng riêng nơi người đọc. Chính sự khác biệt đã tạo nên sự phong phú, độc đáo, sáng tạo trong văn học.

Kết bài:

- Chi tiết “nồi chè khoán” ở tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và “xương

rồng luộc chấm muối” ở tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh

Châu đều đạt thành công cả về nội dung và nghệ thuật.

- Tất cả mang đến những màu sắc riêng biệt để người đọc tìm đến văn học, tìm đến hiện thực, tìm đến các giá trị nhân văn với nhiều cánh cửa khác nhau.

- Khẳng định sức sống của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w