Dặn dò: Học bài, lập dàn ý với các đề tự luyện 7.3.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 59 - 63)

IV. Một số đề tự luyện(Phụ lục kèm theo)

5. Dặn dò: Học bài, lập dàn ý với các đề tự luyện 7.3.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm:

7.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm:

Sáng kiến kinh nghiệm được tiến hành vận dụng trong thực tiễn giảng dạy ở trường tôi đang giảng dạy. Sau khi dạy xong bài học, tôi đã cho các em học sinh ở hai lớp làm bài khảo sát với đề bài:

Đề 4: Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã nhiều

lần miêu tả tâm trạng của nhân vật Mị. Trong đó có hai lần như sau:

“Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”

“Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trẻ lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.”

(Tô Hoài – Ngữ văn 12) Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

GV gợi ý cho HS các ý cơ bản sau:

51

* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ. Nêu vấn đề nghị luận.

* Phân tích hai lần nhân vật Mị được miêu tả tâm trạng trong đề bài:

- Lần miêu tả tâm trạng thứ nhất: Mị chấp nhận hoàn cảnh bị đọa đày về thể xác tù túng về tinh thần, tê liệt ý thức phản kháng, cam chịu chấp nhận số phận nô lệ.

- Lần miêu tả tâm trạng thứ hai: Mị trỗi dậy sức sống tiềm tàng, khát khao tự do thoát khỏi cuộc sống của kiếp nô lệ.

- Nghệ thuật biểu hiện: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. Dựng cảnh tài tình. Ngôn ngữ giàu chất thơ, đậm màu sắc vùng cao Tây Bắc.

* Nhận xét sự thay đổi của nhân vật Mị:

- Mị tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ vùng cao bị đọa đày bởi cường quyền, thần quyền.

- Khi nghe tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân, sức sống tiềm tàng trỗi dậy mãnh liệt trong Mị.

- Qua hai lần miêu tả đó thể hiện sự thay đổi tâm trạng, sức sống tiềm tàng, vẻ đẹp của Mị và góp phần thể hiện giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm

Kết quả thu được như sau:

- Đa số hoc sinh lớp 12A2 nhân diên đươc dang đê nghi luân văn hoc, không con diên xuôi, có sự cảm nhận rất sâu sắc, biết khai thác các chi tiết nghệ thuật để làm nổi bật vấn đề nghi luân, cach hanh văn co nhiêu tiên bô vê dung tư, đăt câu, biêt nhân xet đanh gia, sư dung cac thao tac nghi luân văn hoc hơp ly.

- Học sinh ở lớp 12A4, còn lúng túng, bài viết sa vào tóm tắt truyện và kể lể cuộc đời nhân vật Mị, chưa đi sâu vào các chi tiết, chưa thấy được cuộc đời, số phận, tích cách, phẩm chất của nhân vật. Vì vậy, bài viết chưa đáp ứng yêu cầu.

Kết quả kiểm tra được cụ thể hóa như sau:

Bảng so sánh kết quả kiểm tra của 2 lớp 12A2 và 12A4

52

Lớp

12A2

12A4

Có thể thấy hiệu quả rõ rệt của sáng kiến kinh nghiệm trong bảng số liệu trên. Vì vậy, ngoài việc áp dụng dạy trên lớp, dạy trong tiết ôn thi THPT Quốc gia, chúng tôi cũng mạnh dạn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường và đã gặt hái được những thành công nhất định.

7.4. Kết luận:

Có ai đó đã nói: “Chi tiết nghệ thuật như một giọt nước mà qua đó ta thấy

cả đại dương”. Hay Hê ghen từng ví các chi tiết nghệ thuật như những con mắt giúp ta nhìn thấu suốt đối tượng. Những cây bút truyện ngắn bậc thầy như Lỗ

Tấn, T.Sêkhốp, Môpatxăng… đã dồn nén tư tưởng của mình vào “những chi tiết

có dung lượng lớn… tạo cho tác phẩm chiều sâu chưa nói hết”. Đó chính là sức

hút diệu kì, dẫn người đọc nhập vào những cuộc hành trình say mê kiếm tìm cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ. Chi tiết nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện, tạo tình huống, nhân vật, kết cấu, thể hiện chủ đề của tác phẩm, và tư tưởng của tác giả… Hướng dẫn học sinh khái thác đặc điểm, vai trò… của chi tiết nghệ thuật đồng thời có kĩ năng đầy đủ về dạng bài phân tích, cảm nhận các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm là việc làm hết sức cẩn thiết đối với học sinh, bời nó không chỉ tạo cho học sinh hứng thú, giúp các em có khả năng cảm thụ tinh tế, sâu sắc, mà ở một phương diện nào đó, đây cũng chính là cách tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại mà các nhà phương pháp giáo dục đang hết sức quan tâm. Mỗi giáo viên, bằng tài năng, tâm huyết và sự nhạy cảm văn chương, hãy trở thành người nghệ sĩ nắm giữ và chỉ huy đội ngũ chi tiết nghệ thuật độc đáo, làm phong phú bài dạy của mình, đồng thời truyền cho học

sinh tình yêu với văn chương nghệ thuật.

Sau nhiều năm giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt khi khai thác tác phẩm văn xuôi tự sự tôi đã áp dụng sáng kiến này và đã thu được những kết quả khả quan. Học sinh những lớp tôi dạy rất thích giờ văn nhất là những tiết tìm hiểu tác phẩm văn xuôi. Đó chính là niềm vui là động lực thúc đẩy người giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy. Giờ học văn thực sự đã có hiệu quả, thu hút được sự chú ý của học sinh. Các em đã không chán nản và thờ ơ với môn học này như trước nữa. Từ chỗ yêu thích nên sự hiểu biết về văn học của học sinh cũng tăng lên và khả năng cảm thụ, thực hành cũng cao hơn. Đặc biệt trong năm học 2019 – 2020 chưa có đề minh họa thi THPT Quốc gia, đề thi cơ bản sẽ bám sát đề minh họa của Bộ năm 2018 - 2019 cho nên việc khai thác tác phẩm từ những chi tiết nghệ thuật sẽ thực sự cần thiết, quan trọng để trang bị cho các em kiến thức cũng như kĩ năng làm các dạng đề này. Và sẽ đạt được những kết quả tốt nhất trong kì thi đang đến rất gần.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w