Áp chế về tinh thần:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 47 - 48)

?Tìm những chi tiết nghệ thuật đặc sắc khắc họa rõ nhất sự đày đọa về tinh thần của Mị?

+ Chi tiết Mị bị cúng trình ma:

Đối với người H Mông trước đây, ma là thế lực thần quyền đáng sợ. Nó làm cho con người trở nên mê muội, tê liệt ý thức về quyền sống. Bọn thống lí đã lợi dụng thần quyền làm phương tiện áp bức của cường quyền. Mị bị bắt về một cách vô lí, và còn bị cúng trình ma “sáng hôm sau Mị mới biết mình đang

ngồi trong nhà thống lí Pá Tra. Họ nhốt Mị vào buồng. Ngoài vách kia tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa”. Trong suy nghĩ của Mị, cũng

vì bị cúng trình ma nên cô đành chấp nhận cuộc sống con dâu gạt nợ của nhà thống lí “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi

ngày rũ xương ở đây thôi”. Con ma vô hình đã trói buộc cuộc đời Mị, kể từ đây,

Mị sống kiếp trâu ngựa, Mị chấp nhận cuộc sống câm lặng. Phản ánh nỗi thống khổ của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn thực dân chúa đất, Tô Hoài đã lựa chọn được một chi tiết đặc sắc. Con ma nhà thống lí không chỉ là nỗi ám ảnh trong số phận nhân vật mà còn ám ảnh trong cả tâm trí người đọc

+ Chi tiết căn buồng của Mị:

39

“Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, chỉ có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn

tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị cứ ngồi đấy mà trông ra ngoài, đến khi nào chết thì thôi”. Đây là chi

tiết miêu tả không gian sống của Mị ở nhà thống lí Pa Tra. Sau ý định tìm lá ngón tự tử không thành vì thương cha, Mị dập tắt lửa lòng về nhà thống lí và tiếp tục chôn vùi tuổi xuân của mình trong địa ngục trần gian đó. Căn buồng ấy kín mít, có ô vuông bằng bàn tay. Hình ảnh đó giàu sức gợi, khiến người ta liên tưởng đến nhà tù, một thứ ngục thất đang giam hãm thân xác, chôn vùi tuổi thanh xuân và tình yêu của Mị. Đó là một không gian nhỏ bé, trơ trọi, cái ngột ngạt, tù túng trong căn buồng Mị nằm đối lập với một thế giới bên ngoài lồng lộng của mây trời, gió núi, của hương hoa rừng Tây Bắc, nó đối lập với cái giàu có, tấp nập của nhà thống lí Pá Tra. Nó không phải là căn buồng của cô con dâu nhà giàu có nhiều tiền nhiều thuốc phiện nhất vùng mà đó là chỗ của con ở, thậm chí không bằng con ở. Phải chăng thứ ngục thất tinh thần ấy đã làm héo mòn, tàn úa từng ngày, từng tháng tâm hồn Mị. Mị sống như loài thảo mộc cỏ cây không hương không sắc, lay lắt, dật dờ, vô hồn, vô cảm. Như vậy, vượt lên trên nghĩa tả thực về không gian sống của Mị, căn buồng ấy là biểu tượng cho ngục thất tinh thần, địa ngục trần gian giam cầm khát vọng sống, khát vọng tự do của đời Mị. Chi tiết đó đã góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của tác giả. Nhà văn đã cất lên tiếng nói nhân quyền của con người để vạch trần, tố cáo tội ác của bọn chúa đất miền núi đã làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi niềm vui sống của những người vô cùng đáng sống.

c. Sức sống tiềm tàng của Mị:

?Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của Mị thể hiện qua những chi tiết nghệ thuật đắt giá nào? Hãy phân tích?

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w