Các dạng đề liên quan đến tác phẩm “Vợ chồn gA Phủ”

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 54 - 56)

1. Dạng đề Đọc hiểu văn bản

2. Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 3. Dạng đề cảm nhận, phân tích nhân vật, giá trị của tác phẩm

4. Dạng đề phân tích, cảm nhận các chi tiết, đoạn văn, hình ảnh, nhân vật trong một tác phẩm, từ đó nhận xét về một vấn đề nào đó

5. Dạng đề liên hệ trong tác phẩm văn học 6. Dạng bài nghị luận ý kiến bàn về văn học 7. Dạng đề so sánh

(Ở mỗi dạng đề, giáo viên thực hiện theo 2 bước: phương pháp làm và đề minh họa)

Trong giới hạn của đề tài, người viết chỉ đưa ra các dạng đề liên quan đến việc khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự

III. Luyện đề:

Đề 1: Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (Ngữ Văn 12, Tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2018), giữa đêm mùa đông, nhân vật Mị đã nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ.

Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh dòng nước mắt trên của A Phủ. Từ đó nhận xét về tư tưởng của nhà văn được.

=> Đây là dạng đề nghị luận về một chi tiết trong tác phẩm tự sự. Người viết đã nêu phương pháp làm bài và dàn ý minh họa trong sáng kiến.

46

Đề 2: Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, miêu tả không gian sống của Mị

ở nhà thống lí Pa Tra, nhà văn Tô Hoài viết: “Mỗi ngày, Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”.

Sau những chuỗi ngày sống chỉ mang ý nghĩa của sự tồn tại, tê liệt, thì cái nồng nàn của lửa, của men rượu, cái tươi vui chộn rộn của mùa xuân Hồng Ngài đã đánh thức tâm hồn Mị. “Tai Mị văng vẳng nghe tiếng sáo gọi bạn đầu làng…

Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.

Cảm nhận của anh /chị về chi tiết “cái buồng Mị nằm” và “tiếng sáo đêm

xuân” để thấy được tấm lòng của nhà văn dành cho người phụ nữ vùng núi cao

Tây Bắc

=> Đây là dạng đề nghị luận về hai chi tiết trong tác phẩm tự sự. Người viết đã nêu phương pháp làm bài và dàn ý minh họa trong sáng kiến.

Đề 3: Khi miêu tả nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài

(“Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài), nhà văn để “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Trong đêm mùa đông trên núi cao: “mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần”.

Phân tích nhân vật Mị trong mỗi lần sống với ánh sáng ở các chi tiết trên, từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn dành cho người dân Tây Bắc.

=> Đây là dạng đề Phân tích nhân vật qua các chi tiết nghệ thuật. Người viết đã nêu phương pháp làm bài trong sáng kiến.

Dàn ý minh họa đề 3: Mơ bai:

- Giới thiệu tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

47

- Nêu vấn đề nghị luận: nhân vật Mị qua 2 lần sống với ánh sáng, thể hiện sự thay đổi rất lớn trong tâm trạng và hành động, gửi gắm tấm lòng nhân đạo của tác giả dành cho người dân Tây Bắc.

Thân bài:

* Khai quat về nhân vật:

- Hoàn cảnh của Mị: gia đình và sống trong hạnh phúc của tình yêu. Nhưng bố mẹ Mị cưới nhau không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí. Vì chưa trả nợ xong nên Pá Tra đã tìm cách bắt Mị về để gạt nợ. Số phận của Mị là số phận của cô “con dâu gạt nợ”.

- Mị là cô gái xinh đẹp, chăm chỉ, được nhiều người yêu mến, “trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”. Cô cũng là đứa con hiếu thảo, giàu lòng vị tha và đức hy sinh, thà chết cũng không sống nhục “có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”. Nhưng vì bố mẹ, Mị vẫn chấp nhận số kiếp đau khổ ấy.

=> Chỉ vì thần quyền và cường quyền áp bức mà số phận con người bị rẻ rúng, sống kiếp trâu ngựa, bị đày đọa cả thể xác và tinh thần. Từ một cô gái xinh đẹp yêu đời thổi sáo hay, Mị đã trở thành cái xác không hồn, cái bóng vô cảm trong nhà thống lí Pá Tra.

* Phân tích sự thay đổi của nhân vật Mị qua hai lần ánh sáng:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w