Chi tiết dòng nước mắt của APhủ trong đêm mùa đông:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 50 - 53)

+ Sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy nhưng bị A Sử vùi dập và Mị lại trở về kiếp trâu ngựa của mình. Cứ tưởng Mị sẽ sống mãi như vậy nhưng sức sống đã trỗi dậy mạnh mẽ khi Mị cắt dây trói cho A Phủ trong đêm mùa đông.

+ A Phủ vì để hổ bắt mất bò đã chịu sự trừng phạt của nhà thống lí, A Phủ bị trói ở cột giữa nhà. A Phủ rơi vào hoàn cảnh chết đau, chết đói, chết rét và phải chết, lúc đầu Mị hoàn toàn vô cảm khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, mấy ngày đêm Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Những gì diễn ra xung quanh Mị đều không bận tâm ngay cả khi bị A Sử đánh ngã xuống cửa bếp. Hôm sau Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay Mị trở nên vô cảm, tê liệt tinh thần sống.

+ Từ sự vô cảm Mị đã chuyển thành sự đồng cảm khi chứng kiến “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Giọt nước mắt

của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị. Giọt nước mắt của kẻ đang hấp hối, của thân phận nô lệ bất lực trước số phận, giọt nước mắt đã làm xua tan đi băng giá trong Mị, Mị thức tỉnh dần. Nhớ lại mình, nhận ra mình và xót xa cho mình “Mị nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, nhiều lần

khóc nước mắt xuống cổ không biết lau đi đâu được”. Cô đồng cảm sâu sắc với

A Phủ, đó là niềm đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ. Từ người khác, nghĩ đến hoàn cảnh của mình rồi từ lòng thương mình dẫn đến thương

42

người. Từ đó Mị có sự thay đổi nhận thức rất quan trọng. Mị nhận thấy sự bất công vô lí của xã hội, thấy sự oan ức trong tình cảnh của APhủ “người kia việc

gì mà phải chết”. Mị cũng nhận ra sự tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến

“chúng nó thật độc ác”. Như vậy chính từ giọt nước mắt của A Phủ đã làm lay động, thức tỉnh tâm hồn Mị. Đó chính là tiền đề quan trọng để tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Mị và A Phủ. Từ những nhận thức đáng quý ấy, Mị đã có hành động quyết liệt là cứu A Phủ và tự giải thoát cho chính mình. Nếu không có sự thức tỉnh từ giọt nước mắt của A Phủ thì Mị không thể có hành động táo bạo và quyết liệt như vậy và cuộc sống của người nông dân miền núi vẫn là sự bế tắc cùng đường. Chi tiết “giọt nước mắt của A Phủ’ là một chi tiết nhỏ nhưng mang lại rất nhiều ý nghĩa, nó góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Hình ảnh đó góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

? Qua việc phát hiện và phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, em hãy rút ra nhận xét chung về nhân vật Mị?

=> Với biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật, Tô Hoài đã khắc họa thành công nhân vật Mị - một kiểu nhân vật thể hiện rõ đặc trưng tính cách và tâm lí người vùng cao. Qua nhân vật Mị, nhà văn đã tố cáo cái thế lực phong kiến đã áp bức, bóc lột và chà đạp nên quyền sống cơ bản của con người. Cũng qua nhân vật ấy Tô Hoài đã ca ngợi khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng tự do hạnh phúc của những con người nghèo khổ, đồng thời thể hiện tình giai cấp của dân tộc Việt trong những ngày khó khăn gian khổ.

2. Nhân vật A Phủ:

Phương pháp vấn đáp: GV đặt câu hỏi, HS nhớ lại kiến thức đã học để

trả lời.

?Tìm và phân tích những chi tiết làm nổi bật về số phận của A Phủ? a. Số phận:

- Lai lịch:

+ Chàng trai miền núi nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống tự do giữa núi

43

rừng. Là một mầm sống khoẻ mạnh, vượt qua được sự sàng lọc nghiệt ngã của tự nhiên.

+ Lớn lên, A Phủ trở thành chàng trai khoẻ mạnh "chạy nhanh như ngựa",

"biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và săn bò tót rất bạo" nhưng vì

nghèo, không cha mẹ, ruộng nương nên A Phủ không lấy được vợ.

- Số phận: Người ở gạt nợ, sống kiếp nô lệ, bị bóc lột sức lao động tàn tệ.

b. Tính cách:

?Tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật làm nổi bật tính cách của A Phủ?

- Tính cách gan góc được bộc lộ từ năm lên mười. Cá tính ấy được cuộc sống hoang dã nơi núi rừng cùng hoàn cảnh ở đợ, làm thuê nhiều cực nhọc, vất vả hun đúc để trở thành một chàng trai có tính cách mạnh mẽ, táo bạo.

- Dám đánh con quan (một thứ con trời) không quan tâm đến hậu quả. Động từ: Chạy vụt ra, ném, lăng, xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo đạp đầu xuống,

xé vai áo, đánh tới tấp,… hành động nhanh gấp cho thấy sức mạnh và tính cách

của A Phủ.

- Công việc "đốt rừng, cày nương... chăn ngựa", "bôn ba rong ruổi ngoài

gò ngoài rừng". Thân phận của một kẻ ở đợ trừ nợ nhưng A Phủ vẫn là một

chàng trai tự do: mải mê bẫy nhím => tâm hồn phóng khoáng, hồn nhiên không bị tiêu diệt.

- Để hồ vồ mất con bò nhưng vẫn thản nhiên không sợ cái uy của bất cứ ai => gan góc, không sợ chết.

- Khi bị trói, nhai đứt hai vòng dây => vẫy vùng nhưng không thoát được(sức sống và thân phận của nhân vật) =>khóc, tuyệt vọng.

? Qua những chi tiết đó rút ra nhận xét chung về nhân vật A Phủ?

=> Bằng sở trường quan sát nhạy bén và khả năng thiên phú trong việc nắm bắt cá tính con người, Tô Hoài đã làm nổi bật được hình tượng A Phủ - nhân vật điển hình trong truyện. Cùng với Mị, cuộc đời và tính cách của A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và phẩm chất của người dân vùng cao Tây Bắc. Từ trong bóng tối của cuộc đời đầy đau khố, tủi nhục, họ đã vươn tới ánh sáng rực

44

rỡ của nhân phẩm và tự do, ánh sáng của Cách mạng. Đấy cũng là giá trị nhân đạo, mới mẻ sâu sắc của tác phẩm giàu chất thơ này.

III. Tổng kết:

Phương pháp vấn đáp: GV đặt câu hỏi, HS trao đổi nhóm đôi, cử đại diện

trình bày.

?Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? 1. Giá trị nội dung:

a. Giá trị hiện thực:

- Bức tranh hiện thực về cuộc sống khổ đau khổ của người lao động miền núi dưới ách thống trị của lãnh chúa phong kiến.

- Nét vẽ chân thực, sống động về bức tranh thiên nhiên và những phong tục ở vùng cao.

b. Giá trị nhân đạo:

- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của Mị và A Phủ. - Thông cảm, xót thương cho số phận của hai nhân vật.

- Lên án, tố cáo thế lực phong kiến miền núi đã áp bức, bóc lột người dân nghèo.

- Trân trọng khát vọng sống của Mị và A Phủ.

- Chỉ ra lối thoát cho người lao động: Đi theo cách mạng.

2. Giá trị nghệ thuật.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mị và A Phủ với những tính cách, tâm lí phức tạp…

- Nghệ thuật trần thuật linh hoạt: kể đan xen tả; ngòi bút miêu tả thiên nhiên, những sinh hoạt gắn với phong tục, tập quán rất chân thật góp phần giải thích tính cách, tâm hồn nhân vật.

- Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu tính tạo hình, biểu cảm.

=> Đánh giá: Tác phẩm xứng đáng là một trong những sáng tác văn xuôi

tiêu biểu của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

B. Luyện đề.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w