Cảm nhận về nhân vật Tnú qua chi tiết đôi bàn tay Tnú

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 38 - 41)

* Cảm nhận về nhân vật Tnú qua chi tiết đôi bàn tay bị giặc đốt:

31

- Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: Tnú làm cách mạng, tin đến tai giặc, kẻ thù đàn áp dân làng, bắt và tra tấn dã man vợ con Tnú. Tận mắt chứng kiến cảnh đó, anh đã lao ra để cứu vợ con, nhưng cuối cùng vợ con Tnú vẫn chết, còn Tnú bị chúng cuốn giẻ tẩm nhựa xà nu lên mười đầu ngón tay mà đốt.

- Ý nghĩa của chi tiết:

+ Đôi bàn tay là hiện thân của mất mát đau thương. + Là chứng tích tội ác mà kẻ thù đã gây ra.

+Là nỗi đau đớn và sự căm hận tột cùng của Tnú. (HS lấy dẫn chứng minh họa)

+ Đánh giá: Hình ảnh đôi bàn tay cháy rừng rực của Tnú thể hiện phẩm chất dũng cảm phi thường của người anh hùng thời đại. Tnú có sức mạnh, có lòng gan dạ và quả cảm, nhưng anh không cứu được vợ con. Cuối cùng, anh bị giặc bắt vì chỉ có đôi bàn tay không giữa lũ giặc hung tàn lăm lăm súng đạn. Câu chuyện bi thương của Tnú đã thành một bài học xương máu mà cụ Mết mong Tnú và con cháu sau này luôn luôn ghi nhớ: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! Đó là chân lí giản dị mà vô cùng đúng đắn của thời đại đấu tranh giải phóng dân tộc. Chân lí ấy mang đến cho tác phẩm một ý nghĩa khái quát rất cao.

*.Cảm nhận về nhân vật Tnú qua lời nói của cụ Mết về đôi bàn tay:

- Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: Đôi bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt của

Tnú tiếp tục cầm súng chiến đấu với kẻ thù. Trong một trận đánh. Tnú đã dùng đôi bàn tay không còn nguyên vẹn của mình bóp chết tên chỉ huy giặc khi nó cố thủ trong hầm.

- Ý nghĩa của chi tiết:

+ Đôi bàn tay Tnú là dấu ấn khắc ghi quá khứ đau thương, mất mát cũng như sự trưởng thành của anh.

+ Giống cánh rừng xà nu với sức sống bất diệt, đôi bàn tay bị giặc đốt cháy của Tnú vẫn giúp anh đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ, diệt ngụy và anh đã trở thành niềm tự hào của dân làng Xô Man bất khuất, kiên cường (HS lấy dẫn

chứng minh họa)

32

+ Đánh giá: Qua lời nói của cụ Mết về đôi bàn tay Tnú, người đọc cảm nhận được phẩm chất dũng cảm phi thường của người anh hùng thời đại.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Nghệ thuật: Biệp pháp tu từ liệt kê, tăng tiến.

+ Nghệ thuật kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tỉ mỉ, sinh động

+ Chọn chi tiết đặc sắc gây ấn tượng, tô đậm những phẩm chất nhân vật… Giọng kể hào hùng thâm trầm, xúc động mang âm hưởng sử thi.

* Nhận xét:

- Bằng bút pháp sử thi, với những hình ảnh đặc tả giàu khả năng gợi cảm, tác giả Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nhân vật Tnú thành hình tượng tiêu biểu cho con người Tây Nguyên dũng cảm, kiên cường trong thời đại chống Mĩ cứu nước.

- Hình ảnh đôi bàn tay Tnú được nhắc đi nhắc lại trong tác phẩm như một biểu tượng đầy ý nghĩa về cuộc đời đau thương, mất mát, hờn căm; là chứng tích tội ác của kẻ thù, thể hiện tính chất khốc liệt của cuộc chiến tranh giải phóng và vẻ đẹp của chủ nghĩa yêu nước, anh hùng cách mạng. Hình ảnh đôi bàn tay Tnú tượng trưng cho sức sống mãnh liệt không bạo lực nào có thể tiêu diệt được của con người Tây Nguyên. Hai bàn tay Tnú đã trở thành một chi tiết nghệ thuật đặc biệt có giá trị thẩm mĩ và ý nghĩa khái quát lớn lao, sâu sắc.

- Xây dựng chi tiết đôi bàn tay Tnú, Nguyễn Trung Thành tha thiết ngợi ca phẩm chất cao quý của người anh hùng và cũng là chính người dân Tây Nguyên ông từng tha thiết yêu thương và gắn bó. Bàn tay Tnú có thể xem là điển hình nghệ thuật độc đáo kết tinh tài năng, tâm huyết của con người Tây Nguyên – Nguyễn Trung Thành.

* Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề, khái quát lại ý nghĩa của chi tiết đôi bàn tay Tnú đối với nhân vật. Qua chi tiết này, người đọc thấy được phẩm chất của người anh hùng thời đại.

33

- Nhấn mạnh sự thành công của nhân vật Tnú và sức sống bất diệt của tác phẩm Rừng xà nu.

- Khẳng định vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự.

7.3. Hiệu quả của sáng kiến:7.3.1. Dạy thực nghiệm: 7.3.1. Dạy thực nghiệm:

Trên cơ sở những gì nghiên cứu, người viết đã áp dụng SKKN vào thực tiễn giảng dạy, thiết kế giáo án, dạy học sinh trên lớp và từ đó hướng dẫn các em làm các dạng đề cụ thể.

Khi xây dựng giáo án, ý tưởng của người viết không chỉ minh họa, cụ thể hóa những vấn đề lí luận trong sáng kiến kinh nghiệm mà còn nhằm giúp học sinh nắm được kĩ năng, thao tác làm kiểu bài cảm thụ về các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Vì vậy, giáo án được thiết kế phục vụ nội dung ôn thi Trung học phổ thông quốc gia ở trường tôi đang giảng dạy.

Để chứng minh cho hiệu quả của đề tài: Khai thác các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Ngữ văn 12, tôi đã chọn hai lớp 12A2, 12A4 làm đối

tượng thực nghiệm, đây là hai lớp có số học sinh gần bằng nhau (lớp 12A4: 42 học sinh, lớp 12A2: 40 học sinh), có trình độ tương đương nhau. Cụ thể: Lớp 12A2 là lớp dạy thực nghiệm. Lớp 12A4 là lớp đối chứng, khai thác tác phẩm bình thường theo phương pháp truyền thống.

Giáo án: ÔN TẬP “VỢ CHỒNG A PHỦ

Thời lượng: 06 tiết (Tô Hoài)

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w