TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1 Ổn định tổ chức.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 42 - 44)

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.3. Bài mới: 3. Bài mới:

A. Kiến thức cơ bảnI. Khái quát chung: I. Khái quát chung:

Phương pháp vấn đáp

Hỏi nhanh: Những điểm cần lưu ý về tác giả Tô Hoài và tác phẩm? (Chú

ý những thông tin có thể đưa vào phần mở bài trong bài viết) . HS nhớ lại nội dung đã học để trả lời.

1. Tác giả:

- Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.

- Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư.

=> Là nhà văn viết thành công về đề tài miền núi. Là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

2. Tác phẩm:

35

* Hoàn cảnh sáng tác:

-Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến đi thực tế dài 8 tháng sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn. Chuyến đi dài 8 tháng này đã để lại những ấn tượng sâu sắc và những tình cảm tốt đẹp của nhà văn với con người miền Tây Bắc. Tô Hoài tâm sự: Cái kết

quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi 8 tháng ấy là đất nước và con người miến Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá. Tôi không bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng có trong tâm trí tôi. Vì thế, tôi viết Truyện Tây Bắc.

- Xuất xứ:Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc (1953) được tặng giải Nhất- Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác phẩm là kỉ niệm, là tấm lòng của Tô Hoài dành tặng cho những người dân Tây Bắc và thể hiện tài năng nghệ thuật của Tô Hoài.

=> Là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

* Bố cục tác phẩm: gồm hai phần:

- Phần đầu: viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài

- Phần sau: viết về cuộc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.

* Giá trị tác phẩm

- Giá trị về nội dung

+ Giá trị hiện thực: Tác phẩm miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi; tác phẩm còn phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị và những hủ tục lạc hậu thối nát của chế độ phong kiến ở miền núi. Điều này thể hiện tập trung ở nhân vật cha con thống lí: cảnh ăn vạ và xử kiện, cảnh hút thuốc phiện, cảnh hành hạ A Phủ, cảnh đánh đập Mị của bố con thống lí. Phần sau của tác phẩm hé mở cho người đọc thấy sự đổi đời của A

36

Phủ và Mị: dưới ánh sáng của cách mạng, A Phủ và Mị đã tham gia du kích, chuẩn bị cùng dân làng đánh Pháp, sống cuộc sống tự do.

+ Giá trị nhân đạo: Truyện thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi. Truyện cho thấy thái độ căm thù các thế lực tàn bạo, chà đạp lên quyền sống con người. Truyện khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc.

- Giá trị về nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu tả cảnh sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật trong đoạn trích; nghệ thuật kể chuyện; lời văn tinh tế vừa giàu chất tạo hình vừa giàu chất thơ.

3. Đoạn trích

* Vị trí đoạn trích

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w