Cảm nhận của anh/chị về những chi tiết miêu tả Mị: “Mị muốn ăn lá ngón tự

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 71 - 75)

IV. Một số đề tự luyện(Phụ lục kèm theo)

6. Cảm nhận của anh/chị về những chi tiết miêu tả Mị: “Mị muốn ăn lá ngón tự

tử” và “Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa” trong

truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Đề 7. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục

Việt Nam, 2017, tr.7-8), nhà văn Tô Hoài đã nhiều lần miêu tả tiếng sáo. Anh/chị hãy phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo đêm xuân để thấy sự hồi sinh khát vọng sống của Mị, từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Đề 8. Trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã miêu tả về diễn

biến tâm trạng Mị. Trước khi mùa xuân đến "Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi

lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Đến bao giờ chết thì thôi". Khi đêm tình mùa

xuân đến "Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho

sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách.

(Ngữ văn 12 - Tập hai, NXB Giáo dục năm 2017, trang 8) Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật.

Đề 9. Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), Mị đã chủ động cắt dây trói

cho A Phủ và tự giải thoát mình, còn ở tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân), trong

bữa cơm ngày đói, người vợ nhặt đã nói: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang

người ta không chịu đóng thuế nữa… Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói…”.

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hai nhân vật Mị và người vợ nhặt qua hai chi tiết trên.

Đề 10. Cảm nhận về nhân vật Mị qua hai lần miêu tả sau: Nếu có nắm lá ngón

trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.

61

và: Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thế

thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác

Phân tích Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó anh/chi hay nhân xet sự thay đổi của

nhân vật này.

Đề 11. Khi thể hiện nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (truyện

ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài), nhà văn để “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Trong đêm mùa đông trên núi cao, “mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần”.

(Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.8 và tr.13) Phân tích nhân vật Mị trong mỗi lần sống với ánh sáng như trên, từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn dành cho người dân Tây Bắc.

Đề 12. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài có đoạn viết: lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. [...]. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi

Ởmột đoạn khác, nhà văn viết:

“ Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: -Ở đây thì chết mất.

A Phủ chợt hiểu.

62

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

A Phủ nói: “ Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.”

(Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2017,

tr.6 và tr.14).

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong hai đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài.

Đề 13. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài có đoạn viết

(1) Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, với lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách…

Ở một đoạn khác, nhà văn viết:

(2) Lúc ấy trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”…

Cảm nhận tâm trạng của nhân vật Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật này.

Đề 14. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân:

Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mi quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.

Và trong đêm đông: Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây cởi trói

cho A Phủ…. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc.

Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.

63

Đề 15. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, ở đầu truyện, nhà văn Tô Hoài tả nhân vật Mị: “một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu

ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Đến khi cuối

truyện, khi chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám

đen” của A Phủ khi bị trói, Mị suy nghĩ: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi…Người kia việc gì mà phải chết. A phủ …”

Phân tích hình ảnh nhân vật Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó nhận xét về sự thay đổi của nhân vật này.

Đề 16. Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và

rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc vày hoa đã được phơi ra mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ….Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị vẫn thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Cảm nhận của anh chị qua đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Đề 17. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tinh thần phản kháng của nhân vật Mị

trong cảnh Mị cởi trói A Phủ ( truyện Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài). Liên hệ tới kết thúc truyện Chí Phèo ( Nam Cao), nhận xét sự tác động của bối cảnh lịch sử đối với tư tưởng của mỗi nhà văn khi viết tác phẩm của mình

Đề 18. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp người lao động qua hai nhân vật: A Phủ

(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân).

64

PHỤ LỤC 3

CÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ NGỮ VĂN 12 NGỮ VĂN 12

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w