Chi tiết âm thanh của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 48 - 50)

+ Sau những chuỗi ngày sống chỉ mang ý nghĩa của sự tồn tại, tê liệt, chai lì thì cái nồng nàn của men rượu, cái không khí tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu của mùa xuân Hồng Ngài đã đánh thức tâm hồn Mị, tiếng sáo đã vọng đến đôi tai Mị. Tiếng sáo được miêu tả từ xa đến gần, với những cung bậc khác

40

nhau: khi tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng,

tiếng sáo lửng lơ bay ngoài đường, trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi…

+ Trước hết, đây là chi tiết có ý nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của miền núi cao Tây Bắc. Với những người dân Tây Bắc, họ vốn ít nói, kiệm lời, họ gửi lòng mình vào tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng kèn môi, thổi lá để trao gửi tâm tình, để mời gọi bạn yêu. Tiếng sáo vang lên với những cung bậc khác nhau, khi xa khi gần, khi trầm bổng khoan thai, khi rập rờn, khi lấp ló… Âm thanh tiếng sáo vang lên những ca từ mộc mạc thể hiện lẽ sống hồn nhiên, yêu đời, phóng khoáng của những con người nơi đây “Mày có con trai, con gái mày đi làm

nương. Ta không có con trai con gái ta đi tìm người yêu…”. Tiếng sáo mang đến

chất thơ, làm dịu mát cuộc sống trăm đắng ngàn cay với nỗi đời cơ cực của con người nơi đây, khiến mảnh đất Tây Bắc vốn xa lạ, hoang vu trở nên gần gũi, thơ mộng.

+ Không dừng lại ở ý nghĩa tả thực, chi tiết tiếng sáo góp phần diễn tả vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị, khiến lòng Mị thiết tha, bổi hồi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi và những kí ức đẹp đẽ nồng nàn của người con gái đã trở về. Bốn lần tiếng sáo xuất hiện trong tâm hồn Mị dù nghe hay không nghe, tiếng sáo đã làm thay đổi lớn, đã thức dậy ở Mị lòng ham sống mãnh liệt, lòng khát khao hạnh phúc mà bấy lâu nay những tưởng Mị đã bị tê liệt, quên lãng. Tiếng sáo hiện tại đã đánh thức tiếng sáo trong quá khứ, đưa Mị trở về với mùa xuân cũ, Mị thấy phơi phới trẻ lại, Mị ý thức hiện tại mình vẫn còn trẻ, Mị ý thức về quyền hạnh phúc “Mị muốn đi chơi”. Vị ngọt của quá khứ và vị cay đắng của hiện tại đã khiến Mị có suy nghĩ lạ lùng mà chân thực “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay.” Nhưng đúng vào thời khắc bi kịch nhất thì tiếng sáo lửng lơ ngoài đường lại đưa Mị trở về với niềm khao khát sống. Mị đến góc nhà xắn một miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho thêm sáng, đây là lần đầu tiên Mị thắp sáng cho căn buồng tăm tối của mình. Mị muốn thoát khỏi những đêm dài triền miên của quá khứ. Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị trở thành tiếng lòng của người thiếu

41

phụ. Mị cuốn lại tóc, với chiếc váy hoa để chuẩn bị đi chơi xuân. Ngọn lửa sống trong Mị vừa mới được nhen lên thì bị A Sử dập tắt phũ phàng. Khi bị trói đứng cả đêm, tâm hồn Mị vẫn bay bổng cùng tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi. Nếu căn buồng Mị nằm biểu tượng cho thứ ngục thất tinh thần giam hãm đời Mị, thì hình tượng tiếng sáo trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho khát vọng tự do, khát vọng sống, khát vọng tình yêu trong tâm hồn Mị.

=> Như vậy, tiếng sáo là chất xúc tác làm thay đổi tâm lí nhân vật Mị, giúp người đọc nhận ra sức sống tiềm tàng ở Mị, một sức sống mãnh liệt không gì có thể hủy diệt được. Chi tiết tiếng sáo đã giúp nhà văn Tô Hoài khám phá ra vẻ đẹp tâm hồn Mị, khẳng định được sức sống bất diệt của con người. Có thể xem, tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đẹp, giàu sức gợi, ám ảnh người đọc.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w