Mị sống với ánh sáng lần thứ hai:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 57 - 59)

+ Hoàn cảnh: Sau đêm tình mùa xuân, Mị lại trở về với thực tại phũ phàng trong nhà thống lí. Cái dài và buồn của mùa đông càng khiến Mị héo hắt nếu

không có bếp lửa kia thì Mị cũng đến chết héo. Mị chỉ còn biết bầu bạn với ngọn

lửa. Chính ngọn lửa ấy đã giúp Mị vượt qua cô đơn, lạnh lẽo của mùa đông và dẫn đường cho Mị nhận ra người đồng cảnh ngộ.

+Tiếp đến là cuộc gặp gỡ ngang trái của Mị và A Phủ: hai con người – một số phận:

+ Ban đầu, Mị tỏ ra dửng dưng vô cảm khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng. Ta không thể trách Mị. Tâm hồn cô gái ấy đã chịu quá nhiều vết cứa của chế độ phong kiến, của bọn chúa đất quan lại, của cường quyền và thần quyền. Cô chịu quá nhiều cay đắng nên không thể cảm động trước cảnh tượng A Phủ,

49

vô cảm với sinh mệnh của A Phủ và với chính mình.(Học sinh có dẫn chứng

minh họa)

+ Từ sự vô cảm, nhờ có ngọn lửa mà Mị nhận ra một dòng nước mắt lấp

lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ. Mị động lòng thương xót

cho số kiếp của A Phủ. Mị nhận ra sự độc ác, vô nhân đạo của chế độ lúc bấy giờ, rồi quan tâm lo lắng cho A Phủ. Mị đã có một hành động quyết liệt và táo bạo khi đã vượt qua nỗi sợ hãi, chính là cởi trói cho A Phủ và giải thoát chính bản thân mình.(Học sinh có dẫn chứng minh họa)

+ Đánh giá: Ánh sáng được nhóm lên cũng là lúc con người bừng tỉnh. Nếu như lần thắp sáng thứ nhất, ánh lửa mới được nhen lên yếu ớt thì lần này ánh sáng ấy chính là cơn gió làm bùng lên khát vọng và ý thức sống mãnh liệt hơn bào giờ hết. Đó là ngọn lửa của tinh thần đấu tranh phản kháng mạnh mẽ của những con người đau khổ,

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

+ Điểm nhìn trần thuật: xa đến gần, cao xuống thấp, ngoài vào trong. + Lời văn trần thuật: lời kể tự nhiên, giàu sắc thái trữ tình nhờ kết hợp kể và tả. Ngôn ngữ kể giàu chất thơ.

+ Giọng điệu trần thuật: tha thiết, bồi hồi. Có khi dòng văn suy nghĩ của nhân vật và của nhà văn hoà làm một, tạo xúc động cho người đọc;

+ Thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc văn hoá dân tộc Tây Bắc của nhà văn; + Đi sâu vào khai thác diễn biến quá trình phát triển tâm lí nhân vật một cách hợp lí, tự nhiên, không gượng ép.

* Nhận xét tấm lòng của nhà văn đối với nhân dân Tây Bắc:

- Đồng cảm với nỗi khổ đau mà con người phải gánh chịu (đồng cảm với thân phận làm dâu gạt nợ của Mị).

- Phát hiện ra sức sống tiềm tàng trong con người (sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị được thể hiện trong đêm tình mùa xuân và sự phản kháng mãnh liệt của Mị trong hành động cởi trói cho A Phủ).

- Tấm lòng nhà văn dành cho đồng bào miền núi thật sâu nặng, nghĩa tình,

50

xét đến cùng đó chính là tấm lòng nhân đạo của người nghệ sĩ dành cho đất và người Tây Bắc.

Kết bài:

- Qua hai lần nhân vật Mị sống với ánh sáng, nhà văn đã phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ miền núi nói riêng, nhân dân Tây Bắc nói chung. Đây cũng là những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyện;

- Bài học cuộc sống dành cho tuổi trẻ từ nhân vật Mị: sống có khát vọng, luôn đấu tranh để được tự do và hạnh phúc.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy đọc hiểu truyện ngắn chí phèo trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng tích hợp (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w