Các tiêu chuẩn đánh giá qui trình phục vụ tại nhà hàng:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỤC vụ bàn tại khách sạn (Trang 34 - 35)

Để đánh giá một quy trình phục vụ tại nhà hàng, người ta thường dựa vào các tiêu chuẩn trong hệ thống S.M.A.R.T để kết luận đó có phải là quy trình phục vụ phù hợp với nhà hàng hay chưa.

• 1. S – Specific: Cụ thể

Tính cụ thể của Quy trình thường được xác định bằng 3 câu hỏi What (Làm cái gì)?, Why (Tại sao phải làm)? và How (Làm như thế nào?). Khi trả lời được cả 3 câu hỏi, chúng ta có thể tạm yên tâm là Qui trình của mình đã mang tính “cụ thể” mặc dù trong tuyên bố mục tiêu có thể chỉ thể hiện bằng câu trả lời cho câu hỏi What.

– What (Làm cái gì)?: Xây dựng một quy trình nhất quán phù hợp qui mô nhà hàng hiện hữu.

– Why (Tại sao phải làm)?: Để đáp ứng nhu cầu ăn uống của KH, góp phần tăng doanh thu khách sạn, khẳng định thương hiệu thị trường nhà hàng.

- How (Làm như thế nào)?: Làm theo Quy trình phục vụ hiện hành mà Ban Giám đốc xây dựng.

• 2. M – Measurable: Đo lường được

Qui trình phải đo lường được để bạn có bằng chứng về việc hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Các chỉ số đo lường có thể là con số, ngày tháng….

Cụ thể đối với việc áp dụng quy trình vừa xây dựng tăng doanh thu bao nhiêu, tiết kiệm được bao nhiêu nhân sự, kinh phí, phần trăm tỷ lệ hài lòng khách hàng khi đến với nhà hàng.

• 3. A – Achiveable: Có thể đạt được

Hãy đảm bảo chắc chắn rằng Quy trình bạn đặt ra là có thể thực hiện được. Nếu bạn xây dựng Quy trình mà hầu như không có hy vọng hoàn thành thì quy trình đó sẽ làm bạn thoái chí và mất tự tin. Và xây dựng được quy trình hiệu quả đó, bạn cần “sở hữu” thái độ, kiến thức và kỹ năng cần thiết.

– Mục tiêu ví dụ: Để xây dựng 1 qui trình hiệu quả cho nhà hàng, bạn cần nắm vững quy trình phục vụ và những kỹ năng nhất định để có được sơ, thực hiện các vòng tuyển dụng… Mục tiêu này đủ thách thức và ý nghĩa để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng cho bạn.

• 4. R - Realistics:Thực tế

• 5. T – Timbound: Có thời hạn cụ thể

Tiểu kết chương 1:

Ngày nay mỗi khách sạn phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập. Nỗ lực tập trung vào các lĩnh vực đầu tư tạo sản phẩm cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ phù hợp từng thị trường mục tiêu, tìm giải pháp mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, xây dựng đội ngũ lao động, quản lý chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp cần có chính sách thu hút các bộ quản lý nghiệp vụ giỏi và có hiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kề cận lâu dài. Trong đó đặc biệt là việc cải thiện chấp lượng sản phẩm dịch vụ trong nhà hàng khách sạn. Bởi vì khách càng ngày càng quan tâm đến chất lượng nhiều hơn bất kì một yếu tố nào khác.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH PHỤC VỤ TẠI BỘ PHẬN NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN HOLIDAY BEACH.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỤC vụ bàn tại khách sạn (Trang 34 - 35)