- Cũng có thể sử dụng các chuyện kể huyền thoại, truyền thuyết như một phương thức hiệu quả để truyền đạt và nuôi dưỡng những giá trị văn hoá
1.6. Kết luận chương
Xuất phát từ quan điểm cho rằng văn hoá doanh nghiệp có tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Luận văn đã tiếp cận những vấn đề sau:
- Luận văn đã đi từ khái niệm về văn hoá của các tác giả và các nhà nghiên cứu khác nhau từ đó rút ra những nội hàm của văn hoá doanh nghiệp. Theo luận văn, VHDN là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp. Từ đó, luận văn đi tìm mối quan hệ giữa văn hoá doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự trung thành của nhân viên đối tổ chức; văn hoá doanh nghiệp tạo nên niềm tin của các đối tác với doanh nghiệp và văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự trung thành đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố đó tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nhờ vậy văn hoá doanh nghiệp tác động đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Luận văn đã nêu được các nội dung của phát triển văn hoá doanh nghiệp dựa trên yếu tố cốt lõi trong sản xuất và kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đó là: 1) Cam kết trong nội bộ qua thực hiện chương trình quản lý chất lượng toàn diện; 2) Xây dựng thương hiệu thông qua tổ chức; 3) Cam kết chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu; 4) Xây dựng văn hóa ứng xử; 5) Cam kết đem lại lợi ích cao nhất cho cổ đông.
Ngoài ra, luận văn cũng đã nêu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển văn hoá doanh nghiệp và kinh nghiệp phát triển văn hoá doanh nghiệp của các công ty điển hình.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP