- Cũng có thể sử dụng các chuyện kể huyền thoại, truyền thuyết như một phương thức hiệu quả để truyền đạt và nuôi dưỡng những giá trị văn hoá
3.1.1. Phương hướng phát triển ngành caosu trong quá trình hội nhập
3.1.1.1. Chuỗi giá trị ngành cao su Việt Nam
Hiện nay ngành cao su Việt nam có khoảng 37 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị từ cung ứng giống đầu vào, trồng cao su, phân phối trong nước và xuất khẩu mũ cao su, và các ngành chế biến cao su thành các sản phẩm tiêu dùng.
Hình 2. 9: Chuỗi giá trị ngành cao su Việt Nam
3.1.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cao su của Việt Nam những năm qua
Diện tích cao su ở Việt Nam ngày càng tăng, năm 2005 cả nước có khoảng 480,2 ngàn ha, đến năm 2016 dự kiến tăng lên 990,5 ngàn ha, tăng bình quân khoảng 7,5%/năm (Bảng 3.1). Các vùng trồng cao su chủ yếu là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và miền Bắc. Các vùng này chiếm tỷ lệ lần lượt là 65,2%, 23%, 8% và 3,8% trong tổng diện tích cao su của cả nước.
Sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam cũng tăng tương ứng từ 468,6 ngàn tấn năm 2005 lên khoảng 1.163,6 ngàn tấn năm 2016, bình quân tăng 9,5%/năm.
Những năm gần đây, nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới ngày càng tăng, đã thúc đẩy giá mủ cao su lên cao. Trong khi các đơn vị cao su quốc doanh hầu như không còn đất để mở rộng diện tích trồng mới thì người dân ở nhiều địa phương trong nước đã đổ xô trồng cao su với mức tăng bình quân 3%/năm và được dự báo sẽ tăng cao hơn trong những năm tới.
Bảng 3. 2: Diện tích và sản lượng cao su Việt nam qua các năm
Diễn giải ĐVT 2005 2010 2016(f) So sánh (%) 06/05 07/06 BQ năm 1. Diện tích 1000 ha 480,2 748,7 990,5 155,9 132,3 107,5 2. Sản lượng (1000 tấn) 468,6 751,7 1.163,6 160,4 154,8 109,5 Nguồn:T ổng cục Thống kê, 2016
Xuất khẩu cao su Việt Nam hiện đang đứng thứ tư thế giới, sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016 tăng trưởng bình quân gần 10%/năm. Nguyên nhân tăng trưởng mạnh chủ yếu do giá cao su tăng nhanh và giữ ở mức cao trong mấy năm gần đây. Lượng xuất khẩu tăng không nhiều, bình quân khoảng 10%/năm. Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam đối với sản phẩm cao su. Cao su xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) tác động tới nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có cao su. Giá cao su nguyên liệu trong tháng 8 giảm mạnh, với giá mủ 32 độ/kg tại Bình Phước hiện được thu mua với giá 6.720 đ/kg, giảm so với 7.040 đ/kg hồi đầu tháng. Giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương cũng đồng loạt giảm mạnh. Cụ thể, giá cao su SVR3L giảm 2.400 đ/kg, từ mức 26.200 đ/kg (31/7) xuống còn 23.800 đ/kg (21/8); cao su SVR10 giảm 2.000 đ/kg, từ 21.600 đ/kg xuống còn 19.600 đ/kg.
Giá cao su giảm sâu trong khi chi phí đầu tư chăm sóc cũng như khai thác mủ lớn, hiệu quả kinh tế mang lại không nhiều nên từ đầu năm đến nay, nhiều vườn cao su tiểu điền tại các tỉnh đã bị chặt bỏ. Tại Bình Phước, từ đầu năm đến nay, đã có hơn 1.800ha cao su bị chặt bỏ hoặc thay thế bằng các cây trồng khác. Tương tự, diện tích vườn cao su bị đốn hạ tại Đồng Nai cũng đã lên đến hàng trăm ha. Đại diện Cục Trồng trọt cho biết, diện tích vườn cao su bị đốn hạ đang có xu hướng tăng dần, dù cơ quan này chưa có thống kê chính xác về diện tích vườn cao su bị chặt bỏ.
Hình 3. 0: Giá cao su trong nước tháng 8/2015
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), trong tháng 8/2015, từ ngày 01 – 21/8/2015, giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu chào bán đạt trung bình 1.508 USD/tấn, giảm 130 USD/tấn (-7,9%) so với mức trung bình trong tháng 7/2015, và giảm 270 USD/tấn (-15,2%) so với tháng 8/2014.
Hình 3. 1: Giá cao su thế giới2 tháng 8/2015
Mặc dù xuất khẩu cao su thiên nhiên thời gian qua giảm mạnh về giá trị do giá sụt giảm liên tục trên toàn cầu dưới áp lực cung vượt cầu nhưng ngành cao su vẫn đảm bảo mục tiêu về lượng và đạt trên 1 triệu tấn mỗi năm nhờ doanh nghiệp ngành cao su luôn tích cực đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường. Giá trị của sản phẩm cao su Việt Nam xuất khẩu đã phát triển tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 3 năm 2012 – 2014 đạt 21,3% mỗi năm. Trong đó, lốp xe có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các sản phẩm cao su sản xuất tại Việt Nam, chiếm khoảng 35,3% trong tổng giá trị xuất khẩu của các sản phẩm cao su. Tiếp theo là linh kiện cao su thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô và nhiều ngành khác, chiếm khoảng 28,9%. Ngoài ra, những sản phẩm cao su có kim ngạch xuất khẩu khác như đế giày cao su (9,7%), găng tay cao su (7,5%), săm xe (5,8%),… Đến cuối năm 2014, ngành cao su đã hoàn thành vượt chỉ tiêu quy hoạch 800.000 ha của Chính phủ về diện tích, sản lượng cao su tiến đến gần mục tiêu 1,1 triệu tấn vào năm 2015 và đảm bảo kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt hoặc vượt mục tiêu 1,8 tỷ USD/năm; kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành cao su (gồm nguyên liệu, sản phẩm, gỗ cao su) đạt khoảng 3,88 tỷ USD năm 2014.