- Cũng có thể sử dụng các chuyện kể huyền thoại, truyền thuyết như một phương thức hiệu quả để truyền đạt và nuôi dưỡng những giá trị văn hoá
2.3. Tác động của phát triển VHDN đến năng lực cạnh tranh tại Công ty CP Cao su Đà Nẵng.
Trong thời đại ngày nay, để tồn tại trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trên nền tảng phát triển ổn định và bền vững. Muốn vậy, doanh nghiệp phải là nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, tạo được sự đồng thuận cao nhất vì lợi ích của doanh nghiệp để tập trung thực hiện mục tiêu đã đề ra. Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù nhằm phát
huy năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc thực hiện mục tiêu, đó chính là xây dựng VHDN.
Công ty CP Cao su Đà Nẵng luôn coi VHDN là năng lượng tinh thần vô giá của mỗi đoàn viên công đoàn, mỗi người lao động vàcủa cả Công ty. VHDN là nguồn lực dồi dào để Công ty hướng đến mọi thành công. Thời gian qua, Công ty đã đặt nhiệm vụ xây dựng VHDN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt. Nhờ xây dựng VHDN, những năm gần đây Công ty CP Cao su Đà Nẵng liên tục gặt hái được nhiều thành công. Đó là việc tạo nên động lực cho cán bộ công nhân viên và sự gắn bó của người lao động với Công ty. Công ty điều phối và kiểm soát dược hành vi, dễ dàng khi đưa raquyết định nhờ tính đồng thuận cao và giảm các xung đột. Văn hóa DRC đã giúp Công ty đạt hiệu quả lao động và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
- DRC là cái tên gây bất ngờ khi 5 năm liền trong danh sách “Top 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”, bởi đây là doanh nghiệp “tỉnh lẻ”, địa bàn kinh doanh chủ yếu ở khu vực miền Trung.
- Tính tập trung cao là một trong những điểm nổi bật nhất trong chiến lược của DRC. Mặc dù DRC phân phối sản phẩm trên khắp cả nước nhưng miền Trung mới là khu vực kinh doanh chính của công ty này (chiếm 48,5% doanh thu). Qua từng năm, tỉ trọng này được nâng lên, cho thấy sự kiên định và bước chân vững chắc của DRC ở miền Trung. Cao su Đà Nẵng đang chiếm ưu thế ở phân khúc lốp tải nhẹ và xe đặc chủng. Hầu hết các đơn vị sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước như ôtô Trường Hải, TMT, Hoa Mai, Chiến Thắng, Đô Thành đều sử dụng sản phẩm lốp của DRC. Đặc biệt, nhà máy của DRC gần công ty sản xuất ôtô Trường Hải nên chi phí vận chuyển cũng giảm và dễ tiếp cận khách hàng hơn. Chính vì thế, gần như 100% sản lượng sản xuất của DRC đều được tiêu thụ, bất chấp áp lực cạnh tranh từ đối thủ.
- DRC đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu như một cách tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và thúc đẩy tăng trưởng. Trước mắt, săm lốp của DRC đã xuất đi 33 nước, thâm nhập cả vào những thị trường khó tính như Mỹ. Ở khu vực ASEAN, DRC đều có nhà phân phối chính thức. Năm 2015, xuất khẩu của DRC đã đạt trên 20 triệu USD, chiếm 13% doanh thu của Công ty.
- Dù là doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro về biến động giá nguyên liệu nhưng DRC lại nổi bật về khả năng quản lý chi phí. DRC hiện là đơn vị có khả năng quản lý chi phí tốt nhất trong các doanh nghiệp sản xuất săm lốp niêm yết. Nếu như tỉ lệ giá vốn trên doanh thu của các công ty trong ngành xấp xỉ 80% thì con số này của DRC chỉ ở mức 71,8%. Chi phí quản lý và bán hàng của DRC chỉ bằng một nửa so với Casumina. DRC cũng cho thấy khả năng vượt trội về quản lý hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho của DRC nhanh hơn CSM và SRC cũng như càng lúc càng cải thiện qua từng năm, từ 3,03 lần năm 2014 lên 3,36 lần năm 2015.
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp và tác động của phát triển văn hóa doanh nghiệp đến năng lực cạnh tranh của Công ty CP