Môi trường văn hoá – xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác truyền thông cổ động tại công ty trách nhiệm hữu hạn yên thạnh lộc (Trang 69)

5. Kết cấu đề tài

3.1.1.4. Môi trường văn hoá – xã hội

Yếu tố văn hoá – xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch, bởi lẽ trong hoạt động du lịch ngoài những mục đích tham quan giải trí, nghỉ ngơi hay mục đích công vụ thì một chuyến đi du lịch còn có thể vì mục đích tìm hiểu nét đẹp văn hoá tại nơi khách đến cư trú.

Nước ta là đất nước của nền văn hiến ngàn năm lịch sử, tập trung nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Bên cạnh việc phát huy những giá trị bản sắc truyền thống, ngày nay Việt Nam đã mở rộng giao lưu văn hoá với khu vực và thế giới tạo nên một nền văn hoá tiên tiến, phong phú, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch đất nước.

Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm giữa hai đầu đất nước, việc hội nhập và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại kết hợp với những giá trị truyền thống sẵn có đã hình thành nên một nền văn hoá đặc sắc, phong phú, chứa đựng nhiều thành tựu văn hoá khác nhau như văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Chăm, văn hoá Nhật Bản, văn hoá Trung Hoa... Cụ thể, nếu lấy Đà Nẵng làm tâm điểm thì xung quanh với bán kính chỉ vài chục km có rất nhiều điểm di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng như phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn. Đây là 2 di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận. Đó chính là cơ sở hình thành các tuyến điểm tham quan du lịch hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng có được sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác truyền thông cổ động tại công ty trách nhiệm hữu hạn yên thạnh lộc (Trang 69)