5. Kết cấu đề tài
3.1.3.2. Nguy cơ đe dọa và đối thủ cạnh tranh
a. Sự đe dọa của các hàng hóa dịch vụ thay thế
Mức độ cạnh tranh trong tương lai của khách sạn có thể bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của những sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế này làm hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của khách sạn. Chúng có thể là những sản phẩm cùng loại nhưng giá cả rẻ hơn, hoặc các dịch vụ khác có chất lượng ưu việt hơn nhưng mức giá lại tương đương so với những dịch vụ mà khách sạn cung cấp cho khách hàng. Các dịch vụ thay thế có nguy cơ đe dọa đến quá trình kinh doanh của khách sạn có thể là:
• Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. • Các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. • Các khu Resort.
• Các homestay
Khi khả năng lựa chọn về giá cả của sản phẩm thay thế càng hấp dẫn thì nguy cơ đe dọa đối với lợi nhuận của khách sạn càng cao.
b. Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là những doanh nghiệp khách sạn đi trước đã có quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài và có nguồn khách ổn định, các khách sạn đã nổi tiếng về uy tín và chất lượng dịch vụ, những khách sạn mới hình thành và đưa vào hoạt động. Đây là một áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến doanh nghiệp, khi áp lực cạnh tranh giữa các khách sạn trong ngành ngày một tăng lên thì vị trí kinh doanh và sự tồn tại của khách sạn trong môi trường kinh doanh cũng bị lung lay.
Đặc biệt, trong thời buổi kinh tế biến động như hiện nay khi doanh nghiệp bị lôi cuốn vào cuộc chiến đối đầu về giá sẽ làm cho mức lợi nhuận chung của doanh nghiệp bị giảm sút. Phần lớn đối thủ cạnh tranh của khách sạn là những nhà kinh doanh có:
Nguồn vốn mạnh.
Bộ máy quản trị chuyên nghiệp dày dặn kinh nghiệm.
Khách sạn lớn mới xây dựng ở vị trí địa lý thuận lợi tập trung tại khu vực trung tâm với trang thiết bị tân thời.
Đội ngũ nhân viên trẻ chuyên nghiệp được đào tạo chuyên sâu và phong cách phục vụ khách hiện đại.
Với những yếu tố đó nguy cơ đe dọa trực tiếp đến nguồn khách của khách sạn là không thể tránh khỏi. Do đó, muốn xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả thì khách sạn cần nâng cao uy tín, chất lượng, chính sách giá cả hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh doanh cho khách sạn của mình.
c. Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh mới
Đó là các doanh nghiệp khách sạn đang và sắp xây dựng có nguồn vốn lớn, quy mô xây dựng tầm cỡ như: các khu Plaza, các khách sạn mới, các khu
căn hộ cho thuê cao cấp…
Mức độ cạnh tranh trong tương lai của khách sạn có thể bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của những nhà cạnh tranh tiềm ẩn này.
d. Áp lực từ phía khách hàng
Chính là áp lực từ phía người sử dụng dịch vụ của khách sạn. Sự đòi hỏi thường xuyên của khách hàng buộc doanh nghiệp phải giảm giá sản phẩm cung ứng hoặc yêu cầu khách sạn về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng lên. Chính điều này làm cho sự cạnh tranh trong môi trường ngành ngày càng gay gắt, các đối thủ cạnh tranh luôn đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn để thu hút nguồn khách về phía mình. Khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ rất nhạy cảm với giá khi họ đã có sự hiểu biết về các thông tin giá cả trên thị trường thì họ sẽ có thế mạnh để mặc cả với doanh nghiệp để có mức giá dễ chịu hơn. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn trực tiếp đến doanh thu cũng như nguồn khách của khách sạn.
Như vậy, để hạn chế các áp lực này từ phía khách hàng, công ty phải xem xét lựa chọn những nhóm khách hàng cho khách sạn như một quyết định quan trọng, nên lựa chọn nhóm khách hàng có ít thông tin nhất về giá cả liên quan đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
e. Nguy cơ đe dọa từ nhà cung ứng
Khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và duy trì sản phẩm dịch vụ mà khách sạn sẽ cung cấp cho khách hàng họ sẽ đe dọa trực tiếp bằng cách tăng giá sản phẩm hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách sạn. Sản phẩm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là các loại sản phẩm có in hình logo của khách sạn như kem, bàn chải, xà phòng, lược, khăn tắm… loại sản phẩm này có thời gian hoàn thiện rất lâu. Nếu doanh nghiệp cần hàng thì phải đặt hàng trước từ 2 đến 3 tuần. Vì sản phẩm thay thế là không có sẵn nên doanh nghiệp khó có sự lựa chọn nhà cung ứng mới trong thời gian ngắn.