Tình hình kinh doanh của khách sạn Công Đoàn Thanh Bình giai đoạn 2018 –

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU hút KHÁCH đoàn sử DỤNG DỊCH vụ ăn UỐNG tại NHÀ HÀNG KHÁCH sạn CÔNG đoàn THANH BÌNH (Trang 50 - 53)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.5. Tình hình kinh doanh của khách sạn Công Đoàn Thanh Bình giai đoạn 2018 –

2020

Bảng 2.2 Bảng doanh thu- chi phí – lợi nhuận của khách sạn Công Đoàn Thanh Bình ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Tốc độ phát tiển (%) 2018/2019 2019/2020 Mức (+-) TT% Mức (+-) TT%

Doanh thu lưu trú 20.463 22.569 9.457 2.106 10,29 -13.112 -58,1

Doanh thu ăn uống 8.057 9.532 3.621 1.475 18,31 -5.911 -62,01 Doanh thu dịch vụ bổ sung 876 970 430 94 10,73 -540 -55,67 Tổng doanh thu 29.396 33.071 13.50 8 3.675 12,50 -19.563 -59,15 Tổng Chi Phí 28.361 31.763 14.25 3 3.402 12 -17.510 -55,12 Tổng lợi nhuận 1.035 1.308 -745 273 26,38 -2.053 -156,96

(Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Công Đoàn Thanh Bình)

Qua bảng trên ta nhận thấy kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn Thanh Bình qua 2 năm 2018 và 2019 rất hiệu quả. Tuy nhiên đến năm 2020 do dịch

COVID thì giảm đi một cách đáng kể. Cụ thể như sau:

- Doanh thu

Doanh thu của Khách sạn Công Đoàn Thanh Bình giai đoạn 2018 và 2019 tăng 3.675 triệu đồng, tương ứng 10,29%. Trong đó doanh thu lưu trú và doanh thu ăn uống tăng làm cho tổng doanh thu của khách sạn tăng lên rất nhiều. Sự gia tăng này cho thấy khách sạn đã có chiến lược kinh doanh hiệu quả thu hút khách đến với khách sạn như đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên,... Bên cạnh đó đây là khách sạn thuộc sự quản lý của nhà nước nên có 1 lượng khách đoàn và khách công vụ cố định cũng đã góp phần tăng doanh thu của khách sạn. Tuy nhiên đến giai đoạn 2019 - 2020 doanh thu lại giảm đến -19.563 triệu đồng, tương ứng -59,15%, giảm đi rất nhiều so với giai đoạn trước. Lý do về việc giảm mạnh này là vì 2 đợt dịch COVID vừa qua đã làm cho doanh thu khách sạn giảm đi rất nhiều so với những năm trước, khách sạn phải đóng cửa, hầu như là không có khách du lịch quốc tế, doanh thu chính của khách sạn trong giai đoạn này chủ yếu là các khách đoàn và khách công vụ.

- Chi phí

Trong giai đoạn 2018 – 2019 chi phí của khách sạn tăng 3.402 triệu đồng tương ứng với 12%. Qua đó cho thấy khách sạn đã có nhứng khoảng chi cho việc đầu tư vào khách sạn như là chi phí đào tạo nhân viên ; chi phí bảo trì, bảo dưỡng cho các trang thiết bị ;… Nhưng đến giai đoạn 2019 – 2020 chi phí của khách sạn giảm đến -17.510 triệu, tương ứng với -55,12%. Như vậy chi phí trong giai đoạn dịch COVID này tuy khách sạn đóng cửa trong thời gian dài nhưng chi phí cũng phát sinh rất nhiều như chi phí cho việc phòng chống COVID, chi phí bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị, chi phí thuế, chi phí mặt bằng,…

Cùng với sự tăng lên của doanh thu và chi phí thì mức chênh lệch lợi nhuận trong giai đoạn 2018 – 2019 là dương cho thấy khách sạn đã kiểm soát tốt chi phí của mình. Nhưng đến giai đoạn 2019 – 2020 lợi nhuận là âm cho thấy khách sạn vẫn phải có những chi phí cho hoạt động thường niên nhưng vì dịch COVID doanh thu của khách sạn bị giảm đi trầm trọng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM THU hút KHÁCH đoàn sử DỤNG DỊCH vụ ăn UỐNG tại NHÀ HÀNG KHÁCH sạn CÔNG đoàn THANH BÌNH (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w