Khái niệm về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 30 - 31)

gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng chỉ để vay vốn sản xuất, kinh doanh7. Tại

khoản 7 Điều 113 thì quy định: hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có quyền thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ tại tổ chức tín dụng để vay vốn sản xuất, kinh doanh. Việc này đã gây không ít khó khăn trong việc áp dụng của các đối tượng tham gia vào quan hệ thế chấp QSDĐ, đồng thời làm giảm khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp của người sử dụng đất.

Khắc phục những bất cập trên, LĐĐ năm 2013 đã loại bỏ hoàn toàn việc xác định mục đích trong các giao dịch thế chấp QSDĐ (điểm d khoản 2 Điều 174, điểm b khoản 1 Điều 175, điểm g khoản 1 Điều 179), các chủ thể có QSDĐ đáp ứng đủ các điều kiện thế chấp đều có thể thế chấp QSDĐ tại tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật. Đây là một điểm mới, tích cực trong việc quy định về thế chấp QSDĐ, đưa việc thế chấp về đúng bản chất và ý nghĩa để phù hợp hơn với quy định của BLDS cũng như pháp luật ngân hàng hiện tại.

1.3. Khái niệm và những quy định chung về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật Việt Nam đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật Việt Nam

1.3.1. Khái niệm về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. dụng đất.

Xuất phát từ bản chất là giao dịch dân sự, hợp đồng thế chấp QSDĐ cũng chịu sự điều chỉnh của BLDS về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117 BLDS năm 2015) như một chuẩn mực chung. Đồng thời, còn

7 Trương Thanh Đức (2005), “10 vấn đề pháp lý trong việc thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất”, Tạp chí Ngân hàng (04), tr.5, nguồn:

https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-dat-dai/10-van-de-phap-ly-trong-viec-the-chap-bao-lanh-bang-quyen- su-dung-dat.aspx/. (truy cập lúc 12:50 ngày 10/02/2016).

phải đáp ứng các điều kiện quy định về thế chấp QSDĐ trong LĐĐ năm 2013 và quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm theo Nghị định số 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006. Trong BLDS năm 2015 đã quy định rõ về tất cả các điều kiện để hợp đồng nói riêng hay giao dịch dân sự nói chung phải đáp ứng như: chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; việc tham gia của chủ thể vào giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Đồng thời, trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về hình thức của giao dịch dân sự thì chủ thể cũng phải thực hiện đúng, đủ. Bên cạnh đó, thế chấp QSDĐ còn phải tuân thủ những điều

kiện của một biện pháp bảo đảm8

.

Trong quá trình các bên tham gia ký kết hợp đồng, để được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì trước tiên các bên phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Hay nói khác hơn, toàn bộ nội dung và hình thức của hợp đồng cũng như ý chí của các bên khi tham gia hợp đồng đều phải đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp QSDĐ là những

yêu cầu, tiêu chuẩn pháp lý phải được tuân thủ khi xác lập, giao kết hợp đồng. Khi và chỉ khi hợp đồng đạt được những điều kiện cụ thể đó thì mới được pháp luật công nhận là hợp đồng hợp pháp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)