dụng đất
Hợp đồng thế chấp QSDĐ có cơ sở chính là thỏa thuận giữa các bên, nhưng trong bất kỳ xã hội nào, việc thỏa thuận cũng bị hạn chế trong một phạm vi nhất định. Về lý thuyết, mục đích của hợp đồng là những lợi ích mà các bên hướng đến khi ký kết hợp đồng để đáp ứng một nhu cầu nào đó (Điều 118 BLDS năm 20015). Còn nội dung của hợp đồng đơn giản là các điều khoản mà các bên cam kết trong hợp đồng, từ đó các bên sẽ có cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Quy định rõ về việc hạn chế tự do hợp đồng thì tại điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015 đã quy định “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội”. Tác giả sẽ đi vào phân tích quy định về điều
cấm của luật và việc trái đạo đức xã hội để làm rõ vấn đề này.
1.3.4.1. Mục đích và nội dung của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không vi phạm điều cấm của luật
Theo Điều 123 BLDS năm 2015 thì “Điều cấm của luật” là những quy
định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Bản chất của pháp luật nước ta là biểu hiện ý chí của tầng lớp của người dân lao động, vi phạm điều cấm của luật là hành vi trái với các quy định trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc vi phạm vào điều cấm của luật ở đây không được giới hạn trong BLDS năm 2015 mà còn bao gồm những luật, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước có liên quan như (LĐĐ năm 2013, nghị định, nghị quyết...) Chẳng hạn, tại điểm b khoản 1 Điều 181
LĐĐ năm 2013 quy định: “Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất
không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho QSDĐ; không được thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ”.