Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng đã được xác lập nhưng không đáp ứng
đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Khái niệm “hợp đồng vô hiệu”
hay “giao dịch dân sự vô hiệu” hoàn toàn không được đề cập trong BLDS
Nam cũng như thế giới chỉ đi sâu quy định về các tiêu chí để xác định một
giao dịch dân sự hoặc hợp đồng vô hiệu19
.
Tìm hiểu về khái niệm thì theo nghĩa thông thường, “vô hiệu” là không
có hiệu lực, không có giá trị thi hành. Còn trong khoa học pháp lý, hợp đồng vô hiệu không có hiệu lực với các bên kể từ thời điểm giao kết. Khi một hợp đồng bị tuyên vô hiệu, hiệu lực của hợp đồng bị hủy bỏ tại ngay lúc hợp đồng được xác lập. Về mặt pháp lý, hợp đồng đó xem như không hề tồn tại, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng chưa được phát sinh. Việc hủy bỏ có thể mang tính bắt buộc, không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia, các bên muốn hay không thì hợp đồng cũng đương nhiên vô hiệu.
Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu hay không vô hiệu là Tòa án, việc tuyên bố trên được ghi rõ ràng, cụ thể trong quyết định hoặc bản án. Khi bản án có hiệu lực pháp luật thì các bên dù muốn hay không vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành. Đồng thời, việc đảm bảo thi hành án còn được bảo đảm bởi cơ quan Thi hành án.
Mục đích của việc quy định hợp đồng vô hiệu là nhằm: bảo vệ trật tự công cộng, lợi ích chung và đạo đức của xã hội; bảo vệ lợi ích của các bên tham gia trong hợp đồng cũng như bảo vệ tính ổn định của các giao dịch dân sự qua hợp đồng.
Điều 122 BLDS năm 2015 quy định “Giao dịch dân sự không có một
trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô
hiệu”. Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên
mong muốn
Về lý luận, hợp đồng thế chấp QSDĐ nói riêng và hợp đồng dân sự nói chung không tuân thủ theo các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng do pháp luật quy định như tác giả đã trình bày ở phần 1.3 trên thì không có hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên, trừ trường hợp hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp
19Tại Điều 113 Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan đã quy định “Một hành vi pháp lý bị coi là vô hiệu nếu mục tiêu của nó rõ ràng bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được, hoặc trái với trật tự công cộng, trái với đạo đức”.
luật, trái đạo đức xã hội và giả tạo thì thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là 02 năm, nếu hết thời hạn trên mà không có chủ thể nào yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng đó vẫn đương nhiên có hiệu lực (Điều 132 BLDS năm 2015). Hợp đồng thế chấp QSDĐ nếu bị xem là vô hiệu sẽ không có giá trị pháp lý và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.