Quan điểm về nâng cao hiệu quả của việc phân tích BCTC DN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NHTMCP tiên phong chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 163 (Trang 38 - 40)

Phân tích BCTC được xem như là một nghệ thuật. Đó là quá trình xem xét, kiểm

tra, đối chiếu, so sánh các số liệu tài chính trong kỳ hiện tại với kỳ đã qua. Với mục tiêu là cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho việc ra quyết định của ngân hàng.

khi cho vay giúp chúng ta hiểu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh của DN, cơ cấu

nguồn vốn của DN và đặc biệt là đánh giá được tiềm lực của DN, tính khả thi của khoản vay mà DN đề xuất. Từ đó giúp CBTD thiết lập được một hồ sơ tín dụng của DN, đánh giá được những rủi ro khi cho DN vay vốn và xây dựng được phương án cấp tín dụng phù hợp với DN.

Nếu như việc phân tích BCTC của DN không được coi trọng hoặc được đánh giá là không hiệu quả thì rất có thể ngân hàng hay các TCTD sẽ khó khăn nắm bắt được rõ thông tin về khách hàng DN cần vay vốn. Điều đó sẽ mang lại rất nhiều hệ lụy cho ngân hàng và các TCTD ví dụ điển hình như: Khi chúng ta không nắm bắt được rõ tình hình tài chính, kinh doanh của DN và cho vay một cách không hiệu quả thì rất có thể sẽ xuất hiện những khoản nợ vay khó đòi hoặc nợ vay không thu hồi, từ

đó rất có thể các ngân hàng sẽ bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, uy tín của ngân hàng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng và làm giảm khả năng thanh toán của NHTM đối với các nguồn tiền gửi. Mặc dù phân tích BCTC của DN chỉ là một phần nhỏ trong quá trình thẩm định cấp tín dụng của ngân hàng, tuy nhiên nếu chúng ta không làm tốt ở khâu này thì việc cấp tín dụng sẽ không được hoàn chỉnh. Phân tích BCTC của DN chính là cách nhìn nhận của ngân hàng về DN, nhìn nhận sai lệch thì sẽ đưa ra một kết quả không tốt cả cho DN lẫn ngân hàng. Vì vậy hiệu quả của phân tích BCTC DN cần phải được chú ý, muốn đạt được hiệu quả tốt nhất thì chúng ta phải nắm rõ quy trình phân tích, phân tích BCTC theo góc nhìn khách quan nhất rồi áp vào các tiêu chí: tình hình kinh doanh của DN, vị thế của DN, những

rủi ro khi cho vay,... Từ đó đánh giá đúng được tiềm năng của DN và đưa ra được một mức cấp tín dụng hợp lý cho DN. Giống như một người thợ may, muốn may được quần áo cho một người thì chúng ta phải đo đạc kích thước của người ấy, thì ở đây cũng vậy ngân hàng phải nắm bắt được tình trạng thật của DN để đưa ra phương án cho vay hợp lý. Đây là mục đích quan trọng nhất của việc phân tích BCTC, là thước đo của ngân hàng để đánh giá DN.

Nâng cao hiệu quả phân tích BCTC DN là cải thiện công tác phân tích để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình phân tích BCTC DN tại ngân hàng. Việc nâng cao hiệu quả này sẽ làm cho quá trình phân tích được hoàn thiện hơn, gỡ bỏ được những hạn chế trong quá trình phân tích, giúp ngân hàng có góc nhìn đúng đắn về

DN, dễ dàng hơn trong việc ra quyết định từ đó giúp nâng cao uy tín của ngân hàng, giảm những rủi ro không đáng có trong quá trình cấp tín dụng. Ngoài ra việc nâng cao hiệu quả phân tích BCTC còn giúp các DN nhìn nhận được những điểm mạnh và

điểm yếu của mình trong mắt của các TCTD từ đó hoàn thiện hơn trong khâu xử lý BCTC của DN, đồng thời giúp DN tìm ra những hướng đi, giải pháp để phát triển, nâng cao vị thế của mình trong ngành.

Để nâng cao được hiệu quả phân tích BCTC DN thì chúng ta phải nắm bắt được

thực trạng về hiệu quả phân tích hiện nay đã thực hiện đúng quy trình phân tích chưa,

với mỗi một kết quả phân tích BCTC đã đánh giá được đầy đủ các thông tin về DN chưa. Khi mà chúng ta nắm bắt được tình hình phân tích hiện tại thì chúng ta sẽ tìm ra được những biện pháp để nâng cao và cải thiện hiệu quả phân tích. Chúng ta sẽ thiết lập một số tiêu chí để giúp các ngân hàng, TCTD dễ dàng đánh giá được hiệu quả phân tích hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NHTMCP tiên phong chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 163 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w