MỤC TIÊU CỦA NGÂN HÀNG TP BANK CN THANH XUÂN TRONG CÔNG TÁC CHO

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NHTMCP tiên phong chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 163 (Trang 88)

CÔNG TÁC CHO VAY VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NHỮNG NĂM TỚI 3.1.1. Một số chỉ tiêu tài chính & an toàn hoạt động trọng yếu

Với mục tiêu luôn là một trong những chi nhánh có HĐKD hiệu quả nhất trong hệ thống mạng lưới của TPBank. Căn cứ vào định hướng phát triển của Ngân hàng trong năm 2020 cũng như dựa trên những thế mạnh mà chi nhánh đang có, TPBank Thanh Xuân đã đưa ra định hướng phát triển tín dụng và quản trị tín dụng trong năm 2020 như sau:

về phát triển tín dụng: Trước hết đối với mảng khách hàng doanh nghiệp, chi nhánh thực hiện tuân thủ theo chính sách tín dụng của TPBank ban hành trong từng thời kỳ dựa theo tình hình của nền kinh tế cũng như điều tiết của thị trường. Tiếp tục ưu tiên duy trì và phát triển các thị trường truyền thống là các khách hàng DN ngành điện và tự động hóa, viễn thông, thiết bị y tế, sản xuất hàng tiêu dùng. Ngoải ra, chi nhánh cũng sẽ tiến hành tìm kiếm và mở rộng tín dụng đối với các DN có hoạt động xuất khẩu như nông sản, dệt may, chế biến gỗ để thu hút ngoại tệ về TPBank. Để có quy mô tín dụng tăng nhanh và có các khoản vay lãi suất cao, chi nhánh sẽ tiến hành tiếp cận và triển khai cho vay bất động sản trên cơ sở chọn lọc chủ đầu tư uy tín cũng như dự án có tính khả thi cao do đây là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng với lãi suất vay cao cộng với thu phí từ bảo lãnh thực hiện hợp đồng phát hành cho chủ đầu tư để đảm bảo nghĩa vụ bàn giao nhà cho người thuê, mua. Ngoải ra, chi nhánh sẽ thực hiện ưu tiên cấp tín dụng với các khách hàng sử dụng đa dịch vụ gồm cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế để có biên lợi nhuận cao nhất, tăng trưởng tín dụng có chọn lọc, an toàn, hiệu quả với nhóm khách hàng DN nhỏ và vừa có ngành nghề kinh doanh ngoài các ngành ưu tiên ở trên.

Đối với khách hàng cá nhân, chi nhánh ưu tiên cấp tín dụng cho nhóm khách khách hàng có thu nhập khá và thu nhập cao, ổn định. Thực hiện cấp tín dụng cho chọn lọc, an toàn, hiệu quả với nhóm khách hàng có thu nhập trung bình trở xuống.

STT Chỉ tiêu Năm 2020 Đơn vị

1 Dư nợ bình quân ^^698 tỷ đồng

Tiếp tục tập trung vào các sản phẩm thế mạnh của TPBank như cho vay ô tô, cho vay nhà đất đồng thời hạn chế các khoản vay có nhiều rủi ro như cho vay tiêu dùng, cho vay khởi nghiệp. Trong thời gian tới, chi nhánh sẽ bước đầu triển khai cho vay tín chấp trên cơ sở lựa chọn tệp khách hàng tốt, thu nhập ổn định và có lịch sử giao dịch tín dụng uy tín để có biên cho vay cao, mang lại lợi nhuận tốt hơn cho chi nhánh. Đồng thời, chi nhánh sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ visa cho cán bộ nhân viên của các TCTD khác, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các DN và tập đoàn lớn.

về phát triển tín dụng của chi nhánh năm 2020 là tổng dư nợ của TPBank Thanh Xuân đạt khoảng 1.500 tỷ đồng trong đó tỷ lệ dư nợ ngắn hàng là 50%, trung dài hạn là 50%. Tỷ trọng dư nợ mảng khách hàng DN là 60% và khách hàng cá nhân là 40%. Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ chuẩn là 70% và dư nợ có TSBĐ dưới chuẩn hoặc tín chấp ở mức 30%.

về quản trị rủi ro tín dụng, chi nhánh tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng từ nhận thức đến hành động của mọi thành viên trong TPBank Thanh Xuân. Thực hiện ưu tiên phát triển các khách hàng trong các nhóm ngành hàng mục tiêu đồng thời nâng cao chất lượng công tác thẩm định và giám sát, kiểm soát tín dụng. Việc cấp tín dụng phải được thực hiện trên cơ sở đa dạng hóa danh mục, không cấp dư nợ quá lớn cho một khách hàng cũng như không quá tập trung vào một ngành nghề nào đó.

về chính sách tín dụng, chi nhánh sẽ ưu tiên phát triển khách hàng vừa và nhỏ, có tài sản bảo đảm đủ hoặc một phần để đảm bảo cho các khoản vay, hạn chế dần các khoản vay thế chấp bằng khoản phải thu và hàng tồn kho, từng bước nâng cao tỷ lệ dư nợ được đảm bảo bằng bất động sản, phương tiện vận tải, tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo chuẩn đạt mức tối thiểu 70%.

về công tác nhân sự, chi nhánh sẽ thường xuyên tổ chức đao tạo, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên quan hệ khách hàng và hỗ trợ tín dụng để từ đó nâng cao chất lượng của hoạt động cấp tín dụng và giải ngân tại CN, hạn chế tối đa nhưng sai sót về mặt nghiệp vụ để hạn chế các rủi ro tín dụng phát sinh.

về mục tiêu về chất lượng tín dụng của TPBank Thanh Xuân đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu tối đa của chi nhánh trong năm giai đoạn 2018 - 2020 ở mức dưới 1%.

Dưới đây là các chỉ tiêu kế hoạch được đặt ra trong năm 2020:

"2 Dư nợ thời điểm ^703 tỷ đồng Huy động bình quân ^770 tỷ đồng

^4 Huy động thời điểm ^783 tỷ đồng

~5 Tỷ lệ nợ 3-5 1.40% tỷ đồng

~6 Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ "59 tỷ đồng

~7 Thu thuần từ phí DV&KDNT (không gồm BHNT) "l4^5 tỷ đồng

"8 Thu nhập hoạt động thuần 45.5 tỷ đồng

(Nguồn:Chỉ tiêu kế hoạch TP Bank CN Thanh Xuân năm 2020)

3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả phân tích BCTC của Ngân hàng TP BankCN Thanh Xuân CN Thanh Xuân

Để phát triển tín dụng và quản trị tín dụng tốt thì việc nắm bắt về tình hình cũng như là nhu cầu của khách hàng là điều thiết yếu để đạt được những mục tiêu nêu trên. Từ đó ta phải đề cao quá trình phân tích của khách hàng, đặc biệt ngày càng phát triển và hoản thiện các công cụ để giúp nâng cao hiệu quả phân tích.

Việc quản lý khách hàng sẽ được các CBTD luân phiên kiểm soát, mỗi khách hàng sẽ được nhiều CBTD thay nhau xử lý để đưa ra được nhiều góc nhìn trong cách đánh giá BCTC của khách hàng. Từ đó thiết lập được các phương án cho vay hợp lý đồng thời giảm thiểu rủi ro trong khâu cấp tín dụng.

Kết hợp với đó Ngân hàng sẽ trau dồi các kĩ năng nghiệp vụ của các CBTD thông qua các cuộc hội thảo gặp mặt với các chuyên gia cũng như các đối tác lớn trong ngành ngân hàng để giúp cho việc phân tích BCTC được nâng cao hơn. Khuyến khích các CBTD nâng cao khả năng của bản thân tham gia các khóa học sau đại học.

Việc thẩm định khách hàng sẽ được xử lý kĩ càng, thông tin của khách hàng sẽ được thu thập một cách đầy đủ và cụ thể. Hoàn thiện các hồ sơ khách hàng chưa dủ thông tin, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra phương án một cách phù hợp nhất.

sát tình hình của khách hàng, nắm bắt được tình hình chung của thị trường từ đó đưa

ra những giải pháp để giảm thiểu rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng.

Tiếp tục theo dõi tình hình các khoản tín dụng trên trung tâm thông tin về tín dụng của ngân hàng Nhà nước, cập nhật các chính sách mới mà ngân hàng Nhà nước cũng như Hội sở của TP Bank đề ra, theo sát các mục tiêu chung và các chỉ tiêu mà chi nhánh tự đặt ra, từ đó tìm ra cách xử lý vấn đề một cách tốt nhất.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC DN VAY VỐN CHO NGÂN HÀNG TMCP TP BANK CN THANH XUÂN

Từ những tồn tại trong hiệu quả phân tích tài chính DN hiện nay ở Ngân hàng TP Bank CN Thanh Xuân, ta thấy việc khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả phân tích tài chính DN là việc làm hết sức cần thiết. Để công tác phân tích tài chính DN đáp ứng các yêu cầu nhanh, chính xác và hiệu quả cần phải có những giải pháp cụ thể.

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin

Xuất phát từ việc các DN cung cấp các thông tin không chính xác dẫn đến nhiều rủi ro khó kiểm soát cho hế thống ngân hàng. Vì vậy việc đảm bảo chất lượng nguồn thông tin là một vấn đề cấp thiết mà các ngân hàng cần phải đặt lên hàng đầu. Việc nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin BCTC sẽ giúp CBTD đánh giá BCTC một cách đầy đủ và cụ thể hơn.

Chất lượng nguồn thông tin đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích tín dụng. Thông tin đầy đủ là cơ sở cần thiết để CBTD có thể thẩm định và đưa ra nhận định chính xác về khách hàng, từ đó có những quyết định hợp lý để cung cấp tín dụng cho DN.

Hiện nay, theo cách thức phân tích BCTC mà Ngân hàng TP Bank CN Thanh Xuân đang sử dụng đã thể hiện khá đầy đủ các nguồn và nội dung thông tin cần thu thập để làm căn cứ kiểm tra tình hình tài chính của DN trước khi đưa ra quyết định cho vay, nhưng vẫn phải lưu ý một số điểm sau:

Do chế độ kế toán-thống kê của nước ta chưa hoàn chỉnh nên độ chính xác và phù hợp của các thông tin còn hạn chế, ngân hàng phải tự tìm biện pháp khắc phục.

chính khác nhằm tránh tình trạng có một số DN cung cấp thông tin không.thống nhất cho các bên có liên quan với mục đích trục lợi, gây thiệt hại cho những người sử dụng thông tin, trong đó có ngân hàng. Các CBTD nên kết hợp việc sử dụng cả nguồn thông tin tài chính và thông tin phi tài chính trong quá trình phân tích để làm rõ hơn về tình hình của công ty. Chẳng hạn như các thông tin về môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật có liên quan đến cơ hội kinh doanh của công ty, hay các thông tin về ngành và lĩnh vực hoạt động của công ty.

Thứ ba, ngân hàng cần phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát BCTC của công ty, sử dụng sao kê các tài khoản, kiểm tra số dư nợ hoặc dư có xem có trùng khớp với BCTC không. Ngoài ra ngân hàng cũng phải kiểm soát nội bộ trong ngân hàng bằng cách kiểm tra, thanh lọc những CBTD thông đồng với khách hàng nhằm mục đích chiếm dụng vốn và tài sản của ngân hàng nên đã thu thập thông tin qua loa, đại khái, phân tích sơ sài hay cố tình tiếp nhận thông tin không trung thực, đầy đủ nhanh chóng có được quyết định cho vay.

3.2.2. Hoàn thiện hơn nội dung phân tích trong quá trình phân tích

Các quy định,nguyên tắc chung trong quá trình cấp tín dụng vẫn được áp dụng một cách chặt chẽ tại TP Bank CN Thanh Xuân nhưng trong quá trình phân tích về phần nội dung vẫn còn nhiều điểm thiếu sót.

Trong quá trình phân tích chủ yếu tập trung vào các khoản mục về hàng tồn kho, khoản phải trả và khoản phải thu từ đó đưa ra một kết quả khá chung chung về khách hàng, bởi vì mỗi khách hàng đều có những đặc điểm riêng biệt, ngân hàng nên cải thiện hơn các quy định trong quá trình phân tích giúp cho góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, việc đánh giá các chỉ số tài chính cần được hoàn thiện hơn, hiện tại các chỉ số tài chính chỉ tập trung chủ yếu vào khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư chưa được chú ý nhiều có nhiêu chỉ tiêu quan trọng như hệ số tự tài trợ, đòn bẩy tài chính, các CBTD nên đưa thêm vào để cho việc phản ánh tình hình của DN trở nên tốt hơn. Theo ví dụ ở trên ta có thể tích được hệ số tự tài trợ năm 2018 là 38,46% và vào 30/06/2019 là 44,9%, cho thấy các khoản nợ vay tài chính giảm, cơ cấu nguồn vốn đang tiến về mức an toàn, tuy nhiên đòn bẩy tài chính không cao, giảm từ 2,7 xuống còn 2,39 từ đó có thể dẫn đến tỷ suất sinh lời của VCSH giảm đi đáng kể.

Các nhóm chỉ tiêu đã được đề cập trong quá trình phân tích nên được phát triển hơn, không chỉ dừng lại ở các nhận xét chung chung, đặc biệt là ở khả năng sinh lời và khả năng thanh toán. Phần khả năng sinh lời, nên phân tích rõ hơn ở phần ROA, ROE ngoài ra có thể bổ sung chỉ tiêu ROS. Cần phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân để xem xét xem mức sinh lời của DN thực tế đến từ sự thay đổi nào. Liệu có phải do lợi nhuận tăng thật sự ảnh hưởng hay chỉ là do DN đang làm giảm các chi tiêu khác ở dưới mẫu để làm cho các chỉ tiêu tăng, giúp tăng độ uy tín của DN, các CBTD cần phải làm rõ việc này hơn.

3.2.3. Sử dụng đa dạng các phương pháp phân tích

Về phương pháp phân tích, như đã nêu ở phần nguyên nhân, phương pháp phân tích hiện nay ngân hàng sử dụng khá chung chung, không tạo được sự đa dạng trong cách phân tích. Nếu như CBTD thử sử dụng các phương pháp khác trong phân tích BCTC thì chắc chắn kết quả phân tích sẽ được cải thiện hơn.

Giả sử chúng ta sử dụng mô hình Dupont để phân tích DN ở ví dụ trên ta có thể đánh giá được như sau:

ROE (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân) trong 6 tháng đầu năm 2018 và 2019 giảm từ 22,62% xuống còn 20,77% (với số liệu thu thập thêm cập hật ngày 30/06/2018, tổng tài sản là 103.278 triệu đồng và vốn chủ sở hữu là 39.435 triệu đồng). Sau khi sự vào mô hình Dupont ta thấy:

Lợi nhuận ròng __ Lợi nhuận ròng Doanh thu Tồng tài sản bĩnh quần Vồn chủ sở hữu bĩnh quần Doanh thu Tồng tài sản bình quần vồn chủ sở hữu bình quần

ROE thay đổi phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và đòn bẩy tài chính. Áp dụng mô hình ta tính toán được như sau: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu tăng nhẹ từ mức 6,2% lên 6,4%; hiệu suất sử dụng tổng tài sản ổn định ở mức 1,34 và thay đổi chủ yếu nằm ở đòn bẩy tài chính đang có sự biến động giảm từ 2,72 xuống 2,39. Vậy có thể kết luận khách hàng, hiện tại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm do cơ cấu tài chính chưa hợp lý. Trong khi đó hệ số lợi nhuận ròng tăng cho thấy HĐKD của công ty khá tốt vì vậy nên xem xét lại tỷ lệ nợ vay và vốn chủ sở hữu để phù hợp với năng lực hoạt động. Từ đó cũng cho ta thấy được ưu điểm của mô hình này là tính đơn giản. Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả

kinh doanh của công ty.

Có thể thấy, quan sát và nắm bắt được tình hình của khách hàng là điểm mấu chốt trong quá trình cấp tín dụng. Neu CBTD không nắm bắt được rõ các thông tin về khách hàng thì khoản vay được đưa ra sẽ sai mục đích cho vay hoặc kích cỡ của khoản vay không phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, rất dễ gây ra nợ xấu và các rủi ro tín dụng. Việc hiểu rõ tình hình của khách hàng cần được đề cao hơn từ đó giúp CBTD dễ dàng trong việc đưa ra một quyết định vay hợp lý cho khách hàng. Vì vậy nên áp dụng nhiều phương pháp phân tích hơn làm cho kết quả phân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NHTMCP tiên phong chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 163 (Trang 88)