Sử dụng đa dạng các phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NHTMCP tiên phong chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 163 (Trang 94)

Về phương pháp phân tích, như đã nêu ở phần nguyên nhân, phương pháp phân tích hiện nay ngân hàng sử dụng khá chung chung, không tạo được sự đa dạng trong cách phân tích. Nếu như CBTD thử sử dụng các phương pháp khác trong phân tích BCTC thì chắc chắn kết quả phân tích sẽ được cải thiện hơn.

Giả sử chúng ta sử dụng mô hình Dupont để phân tích DN ở ví dụ trên ta có thể đánh giá được như sau:

ROE (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân) trong 6 tháng đầu năm 2018 và 2019 giảm từ 22,62% xuống còn 20,77% (với số liệu thu thập thêm cập hật ngày 30/06/2018, tổng tài sản là 103.278 triệu đồng và vốn chủ sở hữu là 39.435 triệu đồng). Sau khi sự vào mô hình Dupont ta thấy:

Lợi nhuận ròng __ Lợi nhuận ròng Doanh thu Tồng tài sản bĩnh quần Vồn chủ sở hữu bĩnh quần Doanh thu Tồng tài sản bình quần vồn chủ sở hữu bình quần

ROE thay đổi phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và đòn bẩy tài chính. Áp dụng mô hình ta tính toán được như sau: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu tăng nhẹ từ mức 6,2% lên 6,4%; hiệu suất sử dụng tổng tài sản ổn định ở mức 1,34 và thay đổi chủ yếu nằm ở đòn bẩy tài chính đang có sự biến động giảm từ 2,72 xuống 2,39. Vậy có thể kết luận khách hàng, hiện tại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm do cơ cấu tài chính chưa hợp lý. Trong khi đó hệ số lợi nhuận ròng tăng cho thấy HĐKD của công ty khá tốt vì vậy nên xem xét lại tỷ lệ nợ vay và vốn chủ sở hữu để phù hợp với năng lực hoạt động. Từ đó cũng cho ta thấy được ưu điểm của mô hình này là tính đơn giản. Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả

kinh doanh của công ty.

Có thể thấy, quan sát và nắm bắt được tình hình của khách hàng là điểm mấu chốt trong quá trình cấp tín dụng. Neu CBTD không nắm bắt được rõ các thông tin về khách hàng thì khoản vay được đưa ra sẽ sai mục đích cho vay hoặc kích cỡ của khoản vay không phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, rất dễ gây ra nợ xấu và các rủi ro tín dụng. Việc hiểu rõ tình hình của khách hàng cần được đề cao hơn từ đó giúp CBTD dễ dàng trong việc đưa ra một quyết định vay hợp lý cho khách hàng. Vì vậy nên áp dụng nhiều phương pháp phân tích hơn làm cho kết quả phân tích rõ ràng hơn, từ đó giúp CBTD thiết lập được khoản vay hợp lý hơn cho khách hàng.

3.2.4. Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm ngặt quy trình phân tích BCTC khách hàng vay vốn

Bất cứ một NHTM nào cũng đề ra cho mình một quy trình tín dụng rất rõ ràng với đầy đủ các nguyên tắc, các phương pháp cụ thể. Song việc thực hiện nó còn là một vấn đề đáng quan tâm, họ có thể bỏ qua hay không thực hiện một phần nào đó trong quy trình, có thể nhờ vào sự linh cảm hay kinh nghiệm của CBTD trong quá trình thẩm định khách hàng hoặc khách hàng truyền thống. Vấn đề này được coi là tính linh hoạt trong công tác thẩm định song nó cũng dễ có thể gặp những rủi ro xảy ra. Do đó, để phân tích lựa chọn đúng khách hàng, giảm thiểu rủi ro thì Ngân hàng phải yêu cầu CBTD phải thực hiện nghiêm ngặt, đầy đủ tất cả các bước trong quy trình thẩm định không được bỏ qua bất cứ bước nào.

Ngoài việc, thực hiện đúng và nghiêm ngặt theo quy trình với phương pháp và nguyên tắc cụ thể thì các CBTD cần phải nắm bắt rõ được quy trình, dùng con mắt khách quan nhất để đưa ra những nhận xét về khách hàng, giám sát việc thực hiện quy trình cấp tín dụng và có những biện pháp xử lý khi các CBTD không tuân thủ đúng quy trình. Việc giám sát chặt chẽ hơn trong quy trình cấp tín dụng sẽ giúp ngân hàng xem xét được những rủi ro tiềm tàng mà doanh nghiệp có thể gặp trong tương lai, một phần để góp ý cho khách hàng để cải thiện hơn, một phần cũng tránh được những rủi ro không đáng có phát sinh trong quá trình cho vay.

3.2.5. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu trung bình đối với từng ngành nghề, lĩnhvực kinh doanh vực kinh doanh

Mặc dù chưa có những chính sách cụ thể để đánh giá chỉ tiêu trung bình đối với từng ngành nghề tuy nhiên không thể vì thế mà chúng ta không tự phát triển theo cách của mình. Chúng ta có thể tìm hiểu và tạo ra cách đánh giá của riêng mình, từ đó tạo cơ sở để xem xét được vị thế của khách hàng trong ngành.

Khi phân tích tình hình tài chính khách hàng các nhóm chỉ số được tính ra. Song chủ yếu so sánh ngang tức là so sánh qua các năm của DN để nói lên xu hướng tăng trưởng của nó. Việc so sánh dọc (so sánh với mức trung bình của ngành) còn rất hạn chế. Là do CBTD chưa có được những con số cụ thể, thống nhất về mức trung bình ngành. Tuy nhiên, đây lại là cách so sánh có thể đưa ra kết luận khả quan nhất. Một DN có thể tăng trưởng, phát triển qua các năm nhưng so với toàn ngành thì nó lại chưa đạt yêu cầu. Do đó, để đánh giá tình hình tài chính DN một cách chính xác thì hệ thống các chỉ tiêu trung bình đối với ngành nghề, lĩnh vực cần được thiết lập.

Hiện nay, có nhiều ngân hàng đang áp dụng các chỉ tiêu chuẩn cho mọi loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh:

• Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn > 1

• Hệ số thanh toán nhanh ≥ 1

• Hệ số thanh toán tức thời > 0,5

Tất nhiên với từng loại hình DN, với từng loại ngành nghề kinh doanh thì điều này là không hoàn toàn chính xác. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm ở các ngân hàng quốc tế, các chính sách của của các quốc gia khác nhau. Từ đó, ngân hàng TP bank có thể học tập hoặc phát triển hơn từ các chỉ tiêu này, các CBTD để có thể xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phù hợp hơn và mang tính chính xác cao hơn.

3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn của CBTD

Để làm tốt hơn công tác phân tích BCTC, ngoài việc giảm thiểu rủi ro từ các thông tin mà DN cung cấp hay liên quan đến quy trình phân tích thì yếu tố quan trong nữa chính là CBTD, những người sẽ phân tích BCTC của DN. Việc tạo ra một môi trường làm việc nghiêm túc và nhiều động lực phát triển cho các CBTD sẽ giảm thiểu rủi ro trong quá trình phân tích, đồng thời giúp nâng cao khả năng phân tích khách hàng cho CBTD.

Đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi trong HĐKD của ngân hàng. Để có đội ngũ cán bộ đáng tín cậy, Ngân hàng TP Bank CN Thanh

Xuân cần chú trọng từ khâu nuôi dưỡng, tuyển dụng và đào tạo cán bộ ngân hàng:

• Một là, xây dựng chính sách tuyển dụng hợp lý .

Việc tuyển dụng phải được tổ chức một cách nghiêm túc, đảm bảo chất lượng và nên có kế hoạch tuyển dụng theo định kỳ .

• Hai là, ban Giám đốc nên chú trọng công tác giáo dục đào tạo, phát triển các

nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ. Đồng thời, thường xuyên tiến hành kiểm tra, sàng lọc đội ngũ cán bộ.

Phải đào tạo cho CBTD nâng cao đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với những đề xuất của mình, kiểm soát thật tốt các rủi ro phát sinh trong khâu phân tích BCTC.

• Ba là, tổ chức đào tạo cho cán bộ để nâng cao chuyên môn của họ. Công tác

đào tạo cán bộ ngân hàng là một yêu.cầu cấp thiết. Đặc biệt để nâng cao hiệu quả phân tích tài chính.DN cần bồi dưỡng cho CBTD kiến.thức về kế toán DN, phân tích.HĐKD, nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Mỗi cán bộ phải thực sự vững về nghiệp vụ kế toán mới kiểm tra được mức độ chính xác của các số liệu trên bảng CĐKT. Ngân hàng nên tổ chức chương trình đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cho từng CN, phòng giao dịch của mình sao cho việc phân tích đánh giá tài chính của khách.hàng mang tính thống nhất trên từng hệ thống. Thêm vào đó ngân.hàng cần tìm hiểu năng lực sở trường của từng cán bộ để bồi dưỡng, đề bạt, bố trí vào quản lý, sử dụng cán bộ phù hợp nhằm phát.huy tốt nhất khả năng của mỗi người, mang lại được hiệu quả cao trong công việc.

• Bốn là, cần có chính sách lương bổng và khen thưởng hợp lý dành riêng cho

CBTD chấp hành tốt các nghiệp vụ trong quá trình cấp tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất cho ngân hàng.

Đây là một chính sách thiết thực nhất để thúc đẩy CBTD tích cực chủ động trong tìm kiếm khách hàng và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó cần thường xuyên chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là CBTD. Do vậy hoạt động của đoàn thể cần thường xuyên duy trì, nhất là hoạt động của Công đoàn. Ngân hàng có thể thực hiện y tế cộng đồng bằng việc khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên. Thực hiện tổ chức nghỉ lễ, tết vui tươi lành mạnh, tổ chức đi du lịch để cán bộ thư giãn và tăng thêm độ hiểu biết giữa các nhân

viên.

3.3. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan.

3.3.1. Kiến nghị với NHNN

Thứ nhất: Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành là một căn cứ quan trọng làm tiêu chuẩn cho kết quả cuối cùng của công tác phân tích, đánh giá tài chính. Đây là căn cứ cụ thể làm cơ sở cho CBTD trong quá trình thẩm định. Do đó, kiến nghị với NHNN xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam áp dụng, tạo ra sự thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng hoặc giữa các CN trong cùng một Ngân hàng.

Giải pháp cụ thể:

+ NHNN cùng với các cơ quan hữu quan cùng phối hợp để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành.

+ Trong trường hợp chưa có đủ điều kiện để các chỉ tiêu trung bình ngành sử dụng cho toàn hệ thống thì bản thân NHNN có thể tự nghiên cứu cùng với sự đóng góp của các NHTM để đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC. Trong mối quan hệ của Ngân hàng và khách hàng, Ngân hàng luôn có thông tin về khách hàng. Việc nắm bắt thông tin về khách hàng giúp cho Ngân hàng hạn chế rủi ro. Nhận thức được vai trò và yêu cầu thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng của các NHTM, kiến nghị xin đề cập đến nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC.

Thứ ba: Đưa ra những chính sách đảm bảo chất lượng thông tin của các doanh nghiệp.

Việc đảm bảo độ chính xác của thông tin mà các DN cung cấp cho ngân hàng, mong NHNN bổ sung thêm các điều luật trong quy trình cấp tín dụng của ngân hàng, đưa ra các biện pháp để tăng độ chính xác của các thông tin trong BCTC.

3.3.2. Kiến nghị với toàn bộ hệ thống Ngân hàng TP Bank trên cả nước.

Để Ngân hàng TP Bank nói chung và TP Bank CN Thanh Xuân nói riêng ngày một lớn mạnh, đủ thế và lực cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn cũng như trong cả nước thì cần phải:

chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm giữa các CBTD nhằm nâng cao nghiệp vụ.

Hoàn thiện quy trình tín dụng cũng như quy trình phân tích DN tạo điều kiện thuận lợi cho CBTD trong quá trình làm việc cũng như cho phù hợp với tình hình mới.

Phối hợp với các CN thực hiện thống kê, nghiên cứu, tổng kết các tỷ lệ tài chính trung bình ngành nhằm hoàn thiện hơn nữa phương pháp phân tích DN.

Tóm lại, sau quá trình nghiên cứu và phân tích, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đến Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng TP Bank nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính DN phục vụ hoạt động tín dụng của phòng giao dịch Ngân hàng TP Bank.

KẾT LUẬN

Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại các ngân hàng buộc phải vừa tăng cường hoạt động cho vay vừa phải hạn chế được rủi ro. Để giải quyết được cả hai vấn đề, một trong những biện pháp hết sức hữu hiệu là nâng cao hiệu quả phân tích tài chính DN trong hoạt động tín dụng. Dựa trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong cùng với việc thừa kế những nghiên cứu trước đó, đề tài đã tập trung giải quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống cơ sở lý luận chung về tín dụng ngân hàng và nội dung của phân tích tài chính DN .

Thứ hai, đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả phân tích tài chính DN trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong .

Thứ ba, đề tài đã nêu rõ định hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng TMCP Tiên Phong CN Thanh Xuân, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phân tích tài chính DN trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Do tài liệu thu thập và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên của Ngân hàng TMCP Tiên Phong CN Thanh Xuân để có thể hoàn thiện đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Lê Thị Xuận, Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động

2. Ths. Phạm Thị Ngoan, Khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong Chi nhánh Thanh Xuân”

3. Ths. Hoàng Anh Sơn, Khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH DAKLAK”

4. Trần Thị Tú Uyên, Khóa luận tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích BCTC của doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chi nhánh Chèm”

5. Tờ trình cấp tín dụng cho Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Bình Ngân 6. Các trang web:

Trang web của Ngân hàng TMCP Tiên Phong: www.tpb.com.vn

Trang web luật Việt Nam: www.luatvietnam.com

Trang web diễn đàn kinh tế Việt Nam: www.diendankinhte.com.vn

Trang web Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NHTMCP tiên phong chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 163 (Trang 94)