Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu trung bình đối với từng ngành nghề, lĩnh vựckinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NHTMCP tiên phong chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 163 (Trang 95 - 98)

Mặc dù chưa có những chính sách cụ thể để đánh giá chỉ tiêu trung bình đối với từng ngành nghề tuy nhiên không thể vì thế mà chúng ta không tự phát triển theo cách của mình. Chúng ta có thể tìm hiểu và tạo ra cách đánh giá của riêng mình, từ đó tạo cơ sở để xem xét được vị thế của khách hàng trong ngành.

Khi phân tích tình hình tài chính khách hàng các nhóm chỉ số được tính ra. Song chủ yếu so sánh ngang tức là so sánh qua các năm của DN để nói lên xu hướng tăng trưởng của nó. Việc so sánh dọc (so sánh với mức trung bình của ngành) còn rất hạn chế. Là do CBTD chưa có được những con số cụ thể, thống nhất về mức trung bình ngành. Tuy nhiên, đây lại là cách so sánh có thể đưa ra kết luận khả quan nhất. Một DN có thể tăng trưởng, phát triển qua các năm nhưng so với toàn ngành thì nó lại chưa đạt yêu cầu. Do đó, để đánh giá tình hình tài chính DN một cách chính xác thì hệ thống các chỉ tiêu trung bình đối với ngành nghề, lĩnh vực cần được thiết lập.

Hiện nay, có nhiều ngân hàng đang áp dụng các chỉ tiêu chuẩn cho mọi loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh:

• Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn > 1

• Hệ số thanh toán nhanh ≥ 1

• Hệ số thanh toán tức thời > 0,5

Tất nhiên với từng loại hình DN, với từng loại ngành nghề kinh doanh thì điều này là không hoàn toàn chính xác. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm ở các ngân hàng quốc tế, các chính sách của của các quốc gia khác nhau. Từ đó, ngân hàng TP bank có thể học tập hoặc phát triển hơn từ các chỉ tiêu này, các CBTD để có thể xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phù hợp hơn và mang tính chính xác cao hơn.

3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn của CBTD

Để làm tốt hơn công tác phân tích BCTC, ngoài việc giảm thiểu rủi ro từ các thông tin mà DN cung cấp hay liên quan đến quy trình phân tích thì yếu tố quan trong nữa chính là CBTD, những người sẽ phân tích BCTC của DN. Việc tạo ra một môi trường làm việc nghiêm túc và nhiều động lực phát triển cho các CBTD sẽ giảm thiểu rủi ro trong quá trình phân tích, đồng thời giúp nâng cao khả năng phân tích khách hàng cho CBTD.

Đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi trong HĐKD của ngân hàng. Để có đội ngũ cán bộ đáng tín cậy, Ngân hàng TP Bank CN Thanh

Xuân cần chú trọng từ khâu nuôi dưỡng, tuyển dụng và đào tạo cán bộ ngân hàng:

• Một là, xây dựng chính sách tuyển dụng hợp lý .

Việc tuyển dụng phải được tổ chức một cách nghiêm túc, đảm bảo chất lượng và nên có kế hoạch tuyển dụng theo định kỳ .

• Hai là, ban Giám đốc nên chú trọng công tác giáo dục đào tạo, phát triển các

nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ. Đồng thời, thường xuyên tiến hành kiểm tra, sàng lọc đội ngũ cán bộ.

Phải đào tạo cho CBTD nâng cao đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với những đề xuất của mình, kiểm soát thật tốt các rủi ro phát sinh trong khâu phân tích BCTC.

• Ba là, tổ chức đào tạo cho cán bộ để nâng cao chuyên môn của họ. Công tác

đào tạo cán bộ ngân hàng là một yêu.cầu cấp thiết. Đặc biệt để nâng cao hiệu quả phân tích tài chính.DN cần bồi dưỡng cho CBTD kiến.thức về kế toán DN, phân tích.HĐKD, nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Mỗi cán bộ phải thực sự vững về nghiệp vụ kế toán mới kiểm tra được mức độ chính xác của các số liệu trên bảng CĐKT. Ngân hàng nên tổ chức chương trình đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cho từng CN, phòng giao dịch của mình sao cho việc phân tích đánh giá tài chính của khách.hàng mang tính thống nhất trên từng hệ thống. Thêm vào đó ngân.hàng cần tìm hiểu năng lực sở trường của từng cán bộ để bồi dưỡng, đề bạt, bố trí vào quản lý, sử dụng cán bộ phù hợp nhằm phát.huy tốt nhất khả năng của mỗi người, mang lại được hiệu quả cao trong công việc.

• Bốn là, cần có chính sách lương bổng và khen thưởng hợp lý dành riêng cho

CBTD chấp hành tốt các nghiệp vụ trong quá trình cấp tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất cho ngân hàng.

Đây là một chính sách thiết thực nhất để thúc đẩy CBTD tích cực chủ động trong tìm kiếm khách hàng và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó cần thường xuyên chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là CBTD. Do vậy hoạt động của đoàn thể cần thường xuyên duy trì, nhất là hoạt động của Công đoàn. Ngân hàng có thể thực hiện y tế cộng đồng bằng việc khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên. Thực hiện tổ chức nghỉ lễ, tết vui tươi lành mạnh, tổ chức đi du lịch để cán bộ thư giãn và tăng thêm độ hiểu biết giữa các nhân

viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NHTMCP tiên phong chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 163 (Trang 95 - 98)