Bước 1: Xem xét các thông tin pháp lý về của doanh nghiệp.
Thu thập từ hồ sơ pháp lý của công ty các thông tin quan trọng như tên khách hàng đại diện pháp luật, đăng kí kinh doanh, vốn điều lệ, lĩnh vực kinh doanh chính, loại hình doanh nghiệp, quan hệ với TPBank.
- Tên khách hàng ghi đầy đủ như tên trên giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty và phải khi nộp hồ sơ phải có bản scan giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty.
Ví dụ: Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Bình Ngân.
- Đại diện pháp luật là người đại diện pháp luật được ghi trên đăng kí kinh doanh
và khi nộp hồ sơ phải kèm theo CMTND hoặc thẻ CCCD của người này.
- Vốn điều lệ phải được ghi rõ và đơn vị tiền là VNĐ, ngoài ra phải nêu thêm số vốn thực góp để làm rõ xem vốn thực mà chủ doanh nghiệp góp là bao nhiêu.
- Đăng kí kinh doanh chính là mã số của doanh nghiệp, hay nói cách khác đó là
số CMTND của doanh nghiệp, thường thì đăng kí kinh doanh cũng chính là mã số thuế của doanh nghiệp và trong hồ sơ phải ghi rõ ngày cấp và ngày thay đổi (nếu có).
-Lĩnh vực kinh doanh được xác định bằng các xem xét nguồn thu của doanh nghiệp chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh nào, từ đó xác định được lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
- Loại hình doanh nghiệp ghi theo như trong giấy phép đăng kí kinh doanh. - Quan hệ với TP Bank: Xác định mối quan hệ của khách hàng với TP Bank, có
2 trường hợp: Khách hàng đã có quan hệ và khách hàng mới. Việc xác định quan hệ với khách hàng giúp cho việc xem xét và đưa ra quyết định cấp tín dụng khác nhau, phù hợp với từng khách hàng.
Bước 2: Phân tích tình hình chung của DN.
Thông tin về doanh nghiệp: Cơ cấu bộ máy tổ chức, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp.
sở hữu của công ty gồm những ai, lĩnh vực ngành nghề hoạt động, số năm kinh nghiệm, tỷ lệ góp vốn. Tiếp đó là thông tin về lãnh đạo của công ty gồm tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng. Số lượng các nhân viên và cơ cấu tổ chức của công ty cũng cần phải được đưa vào để đánh giá được bộ máy mà doanh nghiệp đang
sử dụng, liệu có phù hợp với tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không, đồng thời cũng đánh giá được đây là doanh nghiệp SME hay doanh nghiệp lớn.
• Thứ hai về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, CBTD nêu lên phương
thức hoạt động, các sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng, chi tiết về các nguồn đầu ra và
đầu vào của doanh nghiệp. Việc đưa ra các thông tin trên giúp cho ngân hàng nắm bắt rõ hơn về doanh nghiệp, hiểu được doanh nghiệp đang kinh doanh cái gì, lĩnh vực
kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là nắm bắt được nguồn đầu vào và đầu ra, giúp
cho công tác phân tích BCTC trở nên dễ dàng và minh bạch hơn.
• Thứ ba về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chính là việc phân tích
BCTC
mà doanh nghiệp cung cấp.
Để hiểu được chi tiết tình hình tài chính của doanh nghiệp thì CBTD phải sử dụng các phương pháp để phân tích từng phần trong BCTC. Đầu tiên CBTD phải đánh giá tình hình biến động các khoản mục tài sản (nguồn vốn). Sau đó phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục lên tổng tài sản (tổng nguồn vốn). Từ đó đưa ra các nhận xét về tình hình kinh doanh của DN.
Kết hợp các nguồn thông tin nêu trên nhằm đánh giá sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức, tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các con
số trong báo cáo tài chính đã thực sự thích hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động và có liên kết với các thông tin ở phần sản xuất kinh doanh không. Đó chính là điều mà các CBTD cần phải rút ra được sau khi thu thập được từ hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp.
Bước 3: Kết luận chung về tình hình tài chính của DN.
Từ việc phân tích ở trên, ngân hàng đã nắm bắt được rõ tình hình chung về doanh nghiệp. Các CBTD rút ra các chỉ số quan trọng từ các hoạt động trong doanh nghiệp.
nghiệp, nhận xét bao quát và nhận định về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương
lai.
Bước 4: Xét nhu cầu tín dụng của DN.
Từ những nhận xét bao quát về tình hình của doanh nghiệp, đồng thời tham khảo
những mục tiêu của doanh nghiệp, CBTD đưa ra kế hoạch kinh doanh dự kiến trong tương lai của khách hàng. Xác minh doanh thu dự kiến và phân tích nhu cầu vay vốn ngắn hạn của doanh nghiệp.