Các quy định,nguyên tắc chung trong quá trình cấp tín dụng vẫn được áp dụng một cách chặt chẽ tại TP Bank CN Thanh Xuân nhưng trong quá trình phân tích về phần nội dung vẫn còn nhiều điểm thiếu sót.
Trong quá trình phân tích chủ yếu tập trung vào các khoản mục về hàng tồn kho, khoản phải trả và khoản phải thu từ đó đưa ra một kết quả khá chung chung về khách hàng, bởi vì mỗi khách hàng đều có những đặc điểm riêng biệt, ngân hàng nên cải thiện hơn các quy định trong quá trình phân tích giúp cho góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, việc đánh giá các chỉ số tài chính cần được hoàn thiện hơn, hiện tại các chỉ số tài chính chỉ tập trung chủ yếu vào khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư chưa được chú ý nhiều có nhiêu chỉ tiêu quan trọng như hệ số tự tài trợ, đòn bẩy tài chính, các CBTD nên đưa thêm vào để cho việc phản ánh tình hình của DN trở nên tốt hơn. Theo ví dụ ở trên ta có thể tích được hệ số tự tài trợ năm 2018 là 38,46% và vào 30/06/2019 là 44,9%, cho thấy các khoản nợ vay tài chính giảm, cơ cấu nguồn vốn đang tiến về mức an toàn, tuy nhiên đòn bẩy tài chính không cao, giảm từ 2,7 xuống còn 2,39 từ đó có thể dẫn đến tỷ suất sinh lời của VCSH giảm đi đáng kể.
Các nhóm chỉ tiêu đã được đề cập trong quá trình phân tích nên được phát triển hơn, không chỉ dừng lại ở các nhận xét chung chung, đặc biệt là ở khả năng sinh lời và khả năng thanh toán. Phần khả năng sinh lời, nên phân tích rõ hơn ở phần ROA, ROE ngoài ra có thể bổ sung chỉ tiêu ROS. Cần phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân để xem xét xem mức sinh lời của DN thực tế đến từ sự thay đổi nào. Liệu có phải do lợi nhuận tăng thật sự ảnh hưởng hay chỉ là do DN đang làm giảm các chi tiêu khác ở dưới mẫu để làm cho các chỉ tiêu tăng, giúp tăng độ uy tín của DN, các CBTD cần phải làm rõ việc này hơn.