Theo tuần tự quy trình phân tích, CBTD xem xét hồ sơ pháp lý của khách hàng,
xác định các thông tin về chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty.
Phân tích tình hình chung của khách hàng. Xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, các sản phẩm chủ lực, từ đó kết hợp với việc xem xét các nguồn cung cấp đầu vào, nhà phân phối đầu ra của khách hàng và đưa ra những nhận xét chung về tình hình kinh doanh của khách hàng.
Phần quan trọng nhất của bài phân tích là phân tích BCTC của doanh nghiệp. Bước đầu tiên, xác định BCTC mà doanh nghiệp cung cấp, là BCTC nội bộ, kiểm toán hay thuế và BCTC là của năm nào. Sau đó tiến hành phân tích từng BCTC. Tập trung chủ yếu vào phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD để đánh giá được về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh của khách hàng. Dùng các thông tin về sản phầm, nguồn đầu ra, đầu vào để kiểm tra lại các thông tin ở các tài khoản quan trọng trong bảng cân đối kế toán như 133, 331, 156. Việc xác minh ba
tài khoản trên rất quan trọng vì nó thể hiện được tiềm năng của khách hàng, khách hàng càng nhiều nguồn đầu vào và đầu ra uy tín thì việc trả nợ sẽ được đảm bảo hơn và giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Vì vậy các CBTD thường chú ý đến các tài khoản này. Trong báo cáo kết quả HĐKD, CBTD cần phải làm rõ doanh thu của khách hàng
đang ở mức nào, khách hàng đã tối đa hóa được lợi nhuận chưa và đặc biệt là cách quản lý chi phí trong sản xuất của kinh doanh đã thật sự chặt chẽ?
Để làm nổi bật được tình hình kinh doanh và tài chính, CBTD cần phải tính toán
các chỉ số và so sánh với trung bình ngành để xác định được mức độ khả quan của khách nghiệp trước khi cấp tín dụng. Từ đó đánh giá được các mục tiêu mà khách hàng đề ra, xem xét phương án cho vay có phù hợp không và đưa ra một hạn mức hợp lý cho khách hàng.