KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TP BANK CN THANH XUÂN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NHTMCP tiên phong chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 163 (Trang 47)

TPBank Thanh Xuân được thành lập theo đăng ký kinh doanh số 0102744865- 027 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 13/09/2016, có trụ sở hoạt

động tại địa chỉ số 194 Phố Lê Trọng Tấn - Phường Khương Mai - Quận Thanh Xuân

- Hà Nội. Là một chi nhánh ngân hàng đa năng, TPBank Thanh Xuân thực hiện chức năng cung cấp cung cấp các sản phẩm dịch ngân hàng đến tất cả các tổ chức và cá nhân trên địa bàn bao gồm nhận gửi tiết kiệm, cho vay, phát hành bảo lãnh các loại, giao dịch thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, vay tiêu dùng, vay mua nhà đất, phát hành thẻ visa...

Hàng năm, TPBank Thanh Xuân được Tổng giám đốc phân giao chỉ tiêu kinh doanh chi tiết đến từng tháng và được đánh kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh doanh theo

định kỳ hàng tháng cũng như tổng kết đánh giá tình hình thực hiện cả năm. Trải qua gần hai năm hoạt động, TPBank liên tiếp nhận được bằng khen của Tổng Giám đốc Ngân hàng về thành tích hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kinh doanh các năm 2016 và 2017.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của TPBank Thanh Xuân

Về cơ bản TPBank Thanh Xuân đã có đầy đủ bộ máy nhân sự chủ chốt để đảm bảo triển khai tốt các HĐKD cũng như hoạt động quản trị rui ro tín dụng.

GIÁM ĐÓC CHI NHÁNH

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Thu nhập hoạt động thuần 8,628 27,928 39,453

"2 Tỷ lệ nợ quá hạn “õ 0.11% 1.15%

"3 Tỷ lệ nợ xấu "Õ% 0% 0.50%

~4 Huy động vốn bình quân 343,830 624,030 620,290

^^5 Huy động cuối kì 369,550 663,300 635,400

^6 Cho vay bình quân 352,350 560,920 590,490

~7 Cho vay cuối kì 384,380 563,540 596,910

1 Lợi nhuận trước thuế 1,530 15,406 30,098

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức hoạt động của TPBank Thanh Xuân

TPBank Thanh Xuân hiện có đội ngũ nhân viên là 30 người, được chia thành 4 phòng ban. Ban giám đốc chỉ có 01 người là Giám đốc chi nhánh, chưa có Phó giám đốc do quy mô hoạt động còn ở mức nhỏ. Dưới Giám đốc chi nhánh có các Giám đốc

mảng, tương đương vị trí trưởng phòng của các chi nhánh Ngân hàng khác. Hiện tại chi nhánh đã có các giám đốc mảng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và dịch vụ khách hàng. Riêng phòng vận hành tại chi nhánh chưa có Giám đốc mảng mà mới có Kiểm soát viên chịu trách nhiệm phụ trách chung công việc của phòng do mảng vận hành tại TPBank được bố trí theo mô hình tập trung nên lượng nhân sự vận

hành tại chi nhánh chỉ cần 2-3 người. Ve cơ bản, TPBank CN Thanh Xuân đã có đầy đủ bộ máy nhân sự chủ chốt để đảm bảo triển khai tốt các HĐKD cũng như hoạt động

quản trị rui ro tín dụng.

2.1.3 Tình hình HĐKD của TPBank CN Thanh Xuân

HĐKD của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm, các chỉ số tài chính ở mức ổn định. Trong hai năm 2018 và 2019, CN Thanh Xuân liên tiếp được đánh giá là đơn vị có kết quả kinh doanh xuất sắc trong hệ thống.

Bảng 2.1: Kết quả HĐKD của TPBank Thanh Xuân

Chỉ tiêu

2018 2019

Dư cuối kỳ Tỷ trọng dư

cuối kỳ (%) Dư cuối kỳ Tỷ trọng dưcuối kỳ (%)

Ngắn hạn 270.627 40.8% 280.847 44.2%

Trung hạn 120.720 18.2% 59.092 93%

Dài hạn 271.953 41.0% 295.461 46.5%

Tổng 663.300 100% 635.400 100%

TT Nhóm khách hàng Doanh thu/năm Vốn chủ sở hữu

Khách hàng DN lớn > 1.200 tỷ đồng >= 200 tỷ đồng

"2 Khách hàng nhỏ và vừa < 1.200 tỷ đồng < 200 tỷ đồng

"3 Khách hàng cá nhân Không quy định Không quy định

(Nguồn: Báo cáo tình hình HĐKD của TPBank Thanh Xuân trong những năm gần đây)

Cụ thể, trong năm 2018, TPBank Thanh Xuân đạt kết quả huy động vốn là 663.3 tỷ động, tăng 293.7 tỷ đồng và dư nợ đạt 563.5 tỷ đồng, tăng 179.1 tỷ đồng so với năm 2017. Thế mạnh của chi nhánh trong các hoạt động dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán quốc tế tiếp tục được khai thác và mang lại nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ thông qua việc phát hành LC và bảo lãnh. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh

đạt hơn 15.4 tỷ đồng, tăng hơn 10 lần so với năm 2017, cho thấy HĐKD của chi nhánh có những bước tiến đáng kể, trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lợi nhuận trong hệ thống. Mặc dù có xuất hiện tình trạng nợ quá hạn nhưng tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn này khá thấp (chưa đến 1%) và vẫn chưa phát sinh nợ xấu nên không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của chi nhánh.

Đối với công tác QTRR tín dụng, năm 2019 chi nhánh có phát sinh khoản nợ xấu của khách hàng cá nhân, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu không đáng kể (chưa đến 1%). Có thể thấy tỷ lệ dư nợ bị quá hạn tại TPBank Thanh Xuân hiện đang ở mức thấp hơn

nhiều so mức bình quân 9.5% của toàn ngành. 2.1.4.Cơ cấu tín dụng tai TPBank Thanh Xuân

Có nhiều tiêu chí để xem xét, đánh giá cơ cấu tín dụng của một đơn vị kinh doanh như là cơ cấu theo kỳ hạn khoản vay, cơ cấu theo ngành nghề, sản phẩm, theo tài sản bảo đảm hoặc theo tuổi nợ. Các tiêu chí này chính là cơ sơ phản ánh được những quan điểm, định hướng trong hoạt động tín dụng của từng đơn vị kinh doanh đồng thời phản ánh được chất lượng tín dụng cũng như nhận diện được những rủi ro tiềm ẩn nếu có trong danh mục tín dụng của đơn vị. Cơ cấu tín dụng của TPBank Thanh Xuân theo các tiêu chí này được phản ánh như sau:

Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn tín dụng giai đoạn 2018-2019

(ĐVT: Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ TPBank Thanh Xuân năm 2018 - 2019)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy cơ cấu dư nợ của TPBank Thanh Xuân đã có sự thay đổi tích cực trong năm 2019. Theo đó, dư nợ ngắn hạng có xu hướng tăng tỷ trọng từ 41.0% năm 2018 lên 46.5% trong năm 2019. Dư nợ trung hạn giảm từ 18.2% xuống còn 9.3%. Dư nợ dài hạn tăng nhẹ từ 40.8% lên 44.2%.

Việc thay đổi này cho thấy Ban lãnh đạo TPBank Thanh Xuân đã chủ động điều chỉnh cơ cấu dư nợ theo thời gian, tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, giảm tỷ trọng dư nợ trung dài hạn để đảm bảo sự cân đối giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn và cân bằng phù hợp với tính chất các nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Tại TPBank khách hàng được chia thành 03 phân khúc là khách hàng cá nhân, SME và khách hàng DN lớn. Trong đó các căn cứ để phân loại khách hàng như sau:

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Khách hàng cá nhân 251.391 37.9% 299.273 47.1% Khách hàng SME 411.909 62.1% 336.127 52.9% Tổng dư nợ 663.300 100% 635.400 100%

Ngân hàng vẫn duy trì hai đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân

và khách hàng DN vừa và nhỏ.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng giai đoạn 2018 - 2019

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Cho vay khách hàng cá nhân nhà đât 124.103 18.71% 164.187 25.84% Khách hàng DN Thức ăn chăn nuôi 208.343 31.41% 135.785 21.37% Ôtô khách hàng cá nhân và khách hàng DN 121.981 18.39% 94.929 14.94% Viễn Thông - - 54.835 8.63%

(Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ của TPBank Thanh Xuân năm 2018-2019)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo nhóm khách hàng giai đoạn 2018 - 2019

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy dư nợ tại TPBank Thanh Xuân hiện chỉ tập trung vào 02 phân khúc khách hàng là DN SME và khách hàng cá nhân. Điều này là phù hợp với định hướng kinh doanh mà Ban lãnh đạo TPBank đã đưa ra cho các chi nhánh là tập trung vào hoạt động bán lẻ. Thế mạnh của TPBank là các sản phẩm bán lẻ dành cho phân khúc khách hàng cá nhân và DN vừa và nhỏ. Để có thể phát triển các khách hàng DN lớn đòi hỏi phải có chính sách lãi suất cho vay rất cạnh tranh với các TCTD khác thì mới có thể khai thác được trong khi lợi nhuận mang lại cho chi nhánh không cao. Do vậy, TPBank khuyến khích các chi nhánh chỉ nên tập trung phát

triển các phân khúc SME và khách hàng cá nhân, còn mảng khách hàng DN lớn sẽ lên trong năm 2019, từ 37.9% lên mức 47.1%. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ có xu hướng giảm dần từ 62.1% năm 2018 xuống còn 52.9% trong năm 2019. Như vậy cơ cấu dư nợ đang có xu hướng cân bằng giữa hai phân khúc. Dư nợ từ mảng khách hàng

cá nhân đều là các khoản dư nợ trung, dài hạn, có tài sản đảm bảo đầy đủ và có sự ổn

định và biên cho vay cao trong khi dư nợ của khách hàng SME chủ yếu là dư nợ ngắn

hạn, không ổn định và biên cho vay mỏng. Như vậy việc Ban giám đốc chi nhánh chủ trương phát triển cân bằng cả hai mảng khách hàng này là hợp lý, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định về quy mô dư nợ, tăng tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm chuẩn đồng

thời tăng thu nhập từ hoạt động cho vay.

Dư nợ cho vay theo nhóm ngành nghề kinh doanh

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng SME theo nhóm ngành nghề trong giai đoạn 2018 -2019 (ĐVT: Tỷ đồng)

Cho vay mục đích khác 51.140 7.71% 54.454 8.57%

dư nợ khách hàng DN vào một số ngành trọng điểm, cụ thể trong năm 2019, dư nợ tín dụng ngành thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ trọng 21.37% tổng dư nợ, ngành viễn thông chiếm 8.63% tổng dư nợ, ngành xây lắp chiểm 6.09%. Đối với mảng cho vay khách hàng cá nhân, Sản phẩm cho vay chiếm tỷ trọng lớn là vay mua nhà đất chiếm 25.84%, sản phâm cho vay mua ô tô đi lại đối với khách hàng DN và khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 14.94%.

Như vậy, có thể thấy danh mục dư nợ của TPBank Thanh Xuân khá đa dạng, tuy nhiên trong các nhóm ngành thì thức ăn chăn nuôi là tiềm ẩn rủi ro cao do đặc thù

ngành này có khả năng gặp khó khăn khi chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh đồng thời ngành cũng sự biến động lớn về mặt giá cả nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi như ngô, khô đậu tưong...

Kết luận chung: Sau khi xem qua các thông tin về tình hình kinh doanh cũng như dư nợ cho vay của Ngân Hàng TP Bank CN Thanh Xuân cho thấy ngân hàng đang hoạt động tốt khi mà dư nợ cho vay vẫn đang ở mức ổn định, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu/ nợ quá hạn ở mức thấp cho thấy việc cấp tín dụng ở ngân hàng khá tốt, đặc biệt là ở khâu phân tích BCTC DN, đã xác định được rõ tình hình tài chính kinh doanh của DN và đưa ra được những khoản vay hợp lý từ đó giúp giảm thiểu tối đa khả năng

nợ xấu, nợ quá hạn. Ngoài ra việc cho vay nhiều công ty trong nhiều ngành nghề làm

giảm thiểu rủi ro khi nền kinh tế có biến động.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH BCTC DN VAY VỐN TẠINGÂN HÀNG TP BANK CN THANH XUÂN NGÂN HÀNG TP BANK CN THANH XUÂN

2.2.1. Tài liệu phân tích

Khi một doanh nghiệp muốn được cấp tín dụng tại TP Bank CN Thanh Xuân thì cần phải cung cấp đủ ba bộ tài liệu bao gồm: Tài liệu về pháp lý, tài liệu về hoạt động, tài liệu về tình hình tài chính.

• Tài liệu về pháp lý là các hồ so, giấy tờ để chứng minh doanh nghiệp là một

doanh nghiệp hợp pháp trên giấy tờ và được sở KH&ĐT của địa bàn doanh nghiệp đang đặt trụ sở cấp phép. Kèm theo đó là các giấy tờ liên quan đến chủ doanh nghiệp,

thành viên hội đồng quản trị của công ty ví dụ CMTND hoặc CCCD của người đại diện trên pháp lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cung cấp thêm về đăng kí kinh doanh, mẫu dấu, điều lệ, ngoài ra cũng phải cung cấp quyết định bổ nhiệm giám

đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp.

Việc cung cấp đầy đủ các giấy tờ về pháp lý, giúp doanh nghiệp nắm bắt được

sự hợp pháp của doanh nghiệp, ngoài ra nắm được rõ thông tin về các thành viên chủ chốt của doanh nghiệp. Từ đó đảm bảo được sự hợp pháp của hồ sơ cấp tín dụng của doanh nghiệp.

• Tài liệu về hoạt động là các hợp đồng đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp, các

hóa đơn trong quá trình hoạt động, sao kê tài khoản ngân hàng. Để xác định hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt thì việc kiểm tra các hợp đồng đầu ra

và đầu vào là rất quan trọng. Ngoài ra khi phân tích BCTC, đặc biệt là phân tích về khoản phải thu, khoản phải trả kèm theo các hợp đồng đầu ra đầu vào sẽ giúp xác minh độ chân thực của BCTC. Việc xem xét các hợp đồng đầu ra đầu vào giúp nắm bắt được khối lượng hàng hóa luân chuyển trong kì, xem xét hóa đơn thanh toán và sao kê tài khoản ngân hàng sẽ làm rõ các khoản chi phí và doanh thu phát sinh. Từ đó nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

• Tài liệu về tình hình tài chính là các báo cáo tài chính 2-3 năm gần nhất, tờ

khai thuế và bảng số dư các tài khoản.

Báo cáo tài chính thường gồm 4 phần: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết mình BCTC. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng cung cấp đầy đủ BCTC cho ngân hàng. Thường thì các SME sẽ cung cấp chủ yếu là 2 BCTC: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả HĐKD còn nếu là doanh nghiệp lớn thì sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hơn. Vì vậy thường thì trong quá trình phân tích, các CBTD thường chú ý đến 2 BCTC cơ bản mà

công ty nào cũng phải cung cấp được, ngoài ra nếu trong quá trình phân tích, phát sinh những sai sót cần đối chiếu thì các CBTD sẽ phải tự liên hệ với công ty để yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ xác minh.

Tờ khai thuế thường được CBTD yêu cầu để kiểm tra việc kê khai thuế có phù hợp với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hay không, tờ khai thuế của mỗi doanh

nghiệp thường có cách chia khác nhau. Các doanh nghiệp SME thường sẽ cung cấp tờ khai thuế theo quý, còn các doanh nghiệp lớn sẽ cung cấp tờ khai thuế theo tháng. Kiếm tra số liệu trên tờ khai thuế và trên BCTC sẽ giúp CBTD xác minh được độ chính xác của số liệu trong hoạt động kinh doanh liên quan đến doanh thu và thuế.

Số dư của các tài khoản đặc biệt là các tài khoản 131,331,156 thường được các CBTD quan tâm để làm rõ các chỉ tiêu trong BCTC từ đó xác định được nguồn đầu vào đầu ra của doanh nghiệp.

2.2.2. Quy trình phân tích

Bước 1: Xem xét các thông tin pháp lý về của doanh nghiệp.

Thu thập từ hồ sơ pháp lý của công ty các thông tin quan trọng như tên khách hàng đại diện pháp luật, đăng kí kinh doanh, vốn điều lệ, lĩnh vực kinh doanh chính, loại hình doanh nghiệp, quan hệ với TPBank.

- Tên khách hàng ghi đầy đủ như tên trên giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty và phải khi nộp hồ sơ phải có bản scan giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty.

Ví dụ: Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Bình Ngân.

- Đại diện pháp luật là người đại diện pháp luật được ghi trên đăng kí kinh doanh

và khi nộp hồ sơ phải kèm theo CMTND hoặc thẻ CCCD của người này.

- Vốn điều lệ phải được ghi rõ và đơn vị tiền là VNĐ, ngoài ra phải nêu thêm số vốn thực góp để làm rõ xem vốn thực mà chủ doanh nghiệp góp là bao nhiêu.

- Đăng kí kinh doanh chính là mã số của doanh nghiệp, hay nói cách khác đó là

số CMTND của doanh nghiệp, thường thì đăng kí kinh doanh cũng chính là mã số

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NHTMCP tiên phong chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 163 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w