Kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống NH việt nam phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 2020 khoá luận tốt nghiệp 002 (Trang 25 - 29)

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Ủy ban giám sát ngân hàng (CBRC) là hai cơ quan Chính phủ giúp thực thi những chính sách của Hội đồng Nhà nước liên quan đến hoạt động ngân hàng tài chính, hoặc ban hành những biện pháp hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển. Đặc biệt, trong những năm gần đây PBoC cùng với CBRC, Bộ tài chính và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) ban hành những chính sách đồng bộ nhằm tăng khối lượng tín dụng, tạo điều kiện cải cách các ngành công nghiệp, tạo công ăn việc làm, tái cơ cấu và sát nhập doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghệ cao.

Để thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển các vùng, miền, ngành nghề, PBoC, CBRC có chính sách khuyến khích thành lập ngân hàng mới, mở các chi nhánh tại các khu vực miền Tây, Đông Bắc,miền Trung, đưa ra các chính sách khuyến khích hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế bền vững. Tập trung vào các nội dung: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách tín dụng xanh, chính sách tín dụng đối với ngành bất động sản, chính sách tín dụng cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

> về cơ chế và định hướng điều hành CCTD của cơ quan quản lí.

Sau cuộc cải cách kinh tế từ năm 1978, hệ thống tài chính Trung Quốc vẫn giữ nguyên tính chất của nền kinh tế kế hoạch tập trung. Theo đó, PBoC thực hiện chương trình tín dụng nghiêm ngặt để quản lý chặt chẽ phạm vi và quy mô, đồng thời định hướng tín dụng đối với bốn ngân hàng thương mại Nhà nước lớn.

Do đó, khối lượng tín dụng mục tiêu của quý và năm cho từng ngân hàng thương mại Nhà nước đã bị PBoC bãi bỏ. Thay vào đó, PBoC bắt đầu thông báo mục tiêu khối lượng tín dụng cả năm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Mục tiêu này được tính dựa theo nguồn vốn của các NHTM. PBoC cũng sử dụng mục tiêu này là một chỉ số quan trọng của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô. Theo đó, PBoC bắt đầu chuyển sang mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ để ổn định giá cả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc kiểm soát lượng tiền cơ sở (mục tiêu trực tiếp) và tổng cung tiền (mục tiêu trung gian) thông qua các công cụ như chính sách lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc.

Chính sách “cửa sổ định hướng” được bắt đầu thực hiện vào năm 1998. Cơ cấu hoạt động của “cửa sổ định hướng” Trung Quốc có mô hình giống với hệ thống của

Nhật đã hoạt động trong suốt hơn 40 năm cho tới khi chấm dứt vào đầu những năm 1990. Điểm quan trọng của khái niệm này là nỗ lực gây ảnh hưởng lên các đối tượng tham gia thị trường thông qua lời nói thay vì những luật lệ hà khắc. Mặc dù cụm từ “định hướng” phản ánh sự tự nguyện trong hệ thống, nhưng PBoC có ảnh hưởng lớn tới các quyết định cho vay đặc biệt là tới 4 ngân hàng thương mại Nhà nước. PBoC coi công cụ này như một chính sách tiền tệ quan trọng có thể kết hợp cùng với các công cụ khác để định hướng các triển vọng thị trường. Bằng việc để cho thị trường lường trước chính sách tiền tệ của mình, PBoC cam kết thực hiện một chính sách tiền tệ tổng thể hiệu quả hơn.

Thông qua việc sử dụng “cửa sổ định hướng”, PBoC đã dần tác động đến việc thay đổi cơ cấu tín dụng của các TCTD, từ đó giúp cho quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế của đất nước được thực hiện nhanh chóng và hoàn thiện hơn. Một số kết quả nhìn nhận từ việc sử dụng “cửa sổ định hướng”:

Vào ngày 5 tháng 6 năm 2003, PBoC khởi động một tiến trình cửa sổ định hướng đặc biệt để kiềm chế xu thế mở rộng của chu kỳ kinh tế 2003 - 2004. Tiến trình này đi cùng với việc đưa ra thông báo về thắt chặt hơn nữa việc quản lý các hoạt động tín dụng bất động sản. Sau đó, PBoC 3 lần yêu cầu mở các cuộc họp về cửa sổ định hướng trong nửa cuối năm 2003. Trong những cuộc họp vào ngày 18 tháng 7, 11 tháng 8, và 12 tháng 9, PBoC đã mời các đại diện từ các tổ chức tài chính Trung Quốc và nhiều lần yêu cầu họ tập trung vào tỷ lệ an toàn vốn, và tránh các rủi ro thanh khoản và tín dụng. Đối mặt với tốc độ tăng trưởng nhanh của tín dụng ngân hàng cho khu vực bất động sản vào lúc đó, “PBoC đã kịp thời phát tín hiệu rủi ro về các khoản vay bất động sản vào tháng 6 để tiêu chuẩn hóa hơn nữa sự phát triển của nó và tăng cường cửa sổ định hướng đối với các khoản cho vay của ngân hàng thương mại”1. Đây là một nỗ lực khá mạnh nhằm bình ổn các khoản cho vay cho các hoạt động kinh doanh bất động sản của các ngân hàng thương mại.

Ngoài việc tiếp tục thực hiện các đánh giá hàng tháng, một hội nghị cửa sổ định hướng lớn được triệu tập. Trong hội nghị, đại diện của các ngân hàng thương mại Nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng chính sách, và các văn phòng chi nhánh của PBoC tập trung vào vấn đề đặc biệt hỗ trợ tín dụng cho kinh tế nông

thôn và khu vực phi Nhà nước, vì chúng “đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển tổng hợp của nền kinh tế quốc dân”2. Theo đó, vai trò của việc cải tiến trong các tổ chức tài chính và cải thiện các dịch vụ tài chính cho vay nông nghiệp được đưa ra thảo luận.

Phải đối mặt với việc tăng trưởng kinh tế quá nóng, lạm phát tăng cao, cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt, PBoC tiếp tục củng cố vai trò của cửa sổ định hướng và chính sách tín dụng để truyền tải mục đích điều hành kinh tế vĩ mô, cảnh báo các ngân hàng thương mại về những rủi ro phát sinh từ việc tăng trưởng tín dụng quá nóng và những vấn đề nảy sinh từ việc chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, và cảnh báo ngân hàng thương mại kiểm soát khối lượng và tốc độ mở rộng tín dụng. Cùng với nguyên tắc “mỗi khách hàng một cách đối xử”, PBoC cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại tối ưu hóa cơ cấu tín dụng kiểm soát các khoản vay trung và dài hạn trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, hạn chế tối đa cho vay đối với các doanh nghiệp yếu kém trong lĩnh vực tiêu dùng nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường nặng, tăng cường cho vay các lĩnh vực kinh tế nông thôn, ưu tiên các đối tượng tạo công ăn việc làm, sinh viên, doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo toàn năng lượng và bảo vệ môi trường. Chính sách tín dụng cho lĩnh vực bất động sản thương mại được PBoC và CBRC xem xét để quản lý chặt chẽ các khoản vay mua nhà, tăng tỷ lệ thanh toán và lãi suất đối với khoản vay mua nhà thứ hai.

Ngoài ra, năm 2010 và nửa đầu năm 2011, Trung Quốc phải đối mặt với sự bùng nổ của thị trường bất động sản, đặc biệt giá nhà đã tăng lên rất nhiều gây ra những bất ổn cho nền kinh tế. Sau cuộc họp với Hội đồng Nhà nước, PBoC đã triệu tập cuộc họp với đại diện các NHTM, yêu cầu các ngân hàng phải kiểm soát dư nợ tín dụng cho vay bất động sản, giảm dần tỷ lệ này trong tổng dư nợ của toàn ngành kinh tế. Bên cạnh đó, PBoC cũng áp dụng chính sách tín dụng chặt chẽ nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng, kiềm chế lạm phát.

Những thay đổi gần đây trong việc sử dụng cửa sổ định hướng của PBoC được đánh giá là khá hiệu quả. Có ba nguyên nhân chính để giải thích cho sự thành công này. Thứ nhất, kênh dẫn vốn trung gian ở Trung Quốc chưa phát triển mạnh. Do sự phụ thuộc quá lớn của nguốn kinh doanh vào vốn vay ngân hàng nên sự điều chỉnh

2 (PBoC, 2005).

tổng mức tín dụng của nền kinh tế qua kênh cửa sổ định hướng có hiệu quả cao. Thứ hai, cùng với cửa sổ định hướng của PBoC, việc sử dụng các chính sách khôn ngoan của những cơ quan quản lý của Trung Quốc, bao gồm Hội đồng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát vốn tín dụng ngân hàng và lượng cung tiền. CBRC, cơ quan thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng, thực hiện quản lý các quy chế về tỷ lệ an toàn hoạt động như tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động, tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu... Khi Uỷ ban này đưa ra các chính sách thắt chặt hay nới lỏng các tỷ lệ cho vay cùng với sự nới lỏng hay thắt chặt tín dụng của PBoC thì hiệu quả của cửa số định hướng được củng cố thêm.

Theo đặc điểm hệ thống chính trị Trung Quốc, lãnh đạo các ngân hàng thương mại phải tuân theo những mệnh lệnh của Thống đốc PBoC trong khuôn khổ chính sách của cửa sổ định hướng.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống NH việt nam phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 2020 khoá luận tốt nghiệp 002 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w