> Tổng huy động vốn
Năm 2011, đánh dấu thời kì khó khăn thanh khoản cũng như huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Cả giai đoạn 2011-2015 xu hướng chung của huy động vốn phù hợp với xu hướng của thanh khoản. Huy động vốn suy giảm từ 2011 đến năm 2012 mới dần được phục hồi trở lại.
22
Tình trạng khó khăn về huy động vốn đầu năm 2011 được biểu hiện bởi việc các NHTM đua lãi suất tiền gửi để huy động vốn; phụ thuộc vào thị trường 2 để huy động vốn (vay liên ngân hàng) và với những biến động mạnh của lãi suất liên ngân hàng, vay tái cấp vốn từ NHNN.
Bảng 2.1. Tổng vốn huy động tiền gửi từ nền kinh tế của các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015
Huy động tiền gửi từ nền kinh tế
Nguồn : Ngân hàng Nhà nước
Tổng mức huy động vốn tiền gửi từ nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 về số tuyệt đối tăng khá đều đặn. Năm 2015 huy động vốn từ tiền gửi tăng gấp hai lần so với năm 2011.
Đồ thị 2.1. Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: %
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN
Tuy nhiên qua Đồ thị 2.1 ta thấy, tốc độ tăng huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng giai đoạn này lại giảm khá nhiều. Tốc độ tăng huy động vốn trung
2011 2012 2013 2014 2015
VND 14.60 25.10 20.60 19.20 16.3
USD 4.10 -11.80 15.70 3.10 14.3
bình từ nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 16,6%. Neu so sánh với mức tăng 36,2% của năm 2010 và bình quân 29,5% trong 10 năm (2001-2010) thì mức tăng huy động vốn của giai đoạn này là vô cùng khiêm tốn. Tốc độ tăng huy động vốn giai đoạn này thấp nhất là 12,4% vào năm 2011, sau đó tăng dần và đạt mức cao nhất là 19,9% vào năm 2013. Tuy nhiên lại giảm dần và chỉ đạt 16,1% vào năm 2015. Điều này một phần là do bối cảnh kinh tế suy giảm, sản xuất kinh doanh khó khăn và NHNN điều hành chặt chẽ chính sách tiền tệ, theo đó giảm lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế. Mặc dù đã có sự tăng trưởng trở lại từ năm 2012 đến năm 2013 nhưng sau đó tăng trưởng huy động vốn lại bắt đầu suy giảm.
Cụ thể, năm 2012 tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 17,9% cao hơn nhiều so với mức 12,4% năm 2011. Tiếp tục năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên đạt 19,9%. Kết quả của tăng trưởng huy động vốn từ năm 2012 là nhờ tác động từ việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước.
Đồ thị 2.2. Điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động 2011-2015
Đơn vị tính: %
Nguồn: Vietstock
Trần lãi suất huy động giảm mạnh từ 14-15%/năm năm 2011 xuống còn 5- 6%/năm vào năm 2015. Chính điều này đã góp phần không nhỏ đến việc làm giảm áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Việc tăng trưởng huy động vốn trở lại cho thấy kênh đầu tư tiền gửi tại hệ thống ngân hàng là khá hấp dẫn, nhất là trong năm 2012. Mặc dù lãi suất danh nghĩa VND được điều chỉnh giảm nhưng do lạm phát cũng giảm nên vẫn đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền (lạm phát giảm mạnh từ 18,1% năm 2011 xuống 6,81% cuối năm 2012), đặc biệt trong điều kiện các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng ... ảm đạm.
Tốc độ huy động vốn giảm dần từ năm 2014 và đến năm 2015 chỉ đạt 16,1%. Sang năm 2015, tăng trưởng huy động chững lại rõ rệt và thấp hơn độ gia tốc của tín dụng đã khiến một vài áp lực xuất hiện. Đặc biệt đối với các ngân hàng tăng tốt cho vay trong 6 tháng đầu năm 2015 và hiện có tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) trong khoảng 95%-100%. Điều này dẫn tới căng thẳng thanh khoản mang tính thời điểm. Một số ngân hàng đã dùng đến trái phiếu đặc biệt (TPĐB) để vay tái cấp vốn tại NHNN và lãi suất liên ngân hàng được đẩy lên cao.
Vậy có thể thấy, tuy huy động vốn của giai đoạn này có sự gia tăng trong một số năm nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của hệ thống ngân hàng.
> về đồng tiền huy động
Giai đoạn 2011-2015, cơ cấu đồng tiền huy động diễn biến theo hướng giảm dần mức độ đôla hóa theo định hướng của Chính phủ và đạt được một số kết quả khả quan.
Bảng 2.2. Tốc độ tăng huy động vốn của VND và USD giai đoạn 2011-2015
Năm 2012 2013 2014
NHTMNN 449 441 441
NHCSXH và NH Phát triển nhà ĐB SCL 1,72 1,5 1,4
TCTD khác 53,38 554 545
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN và số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
Tốc độ tăng của huy động vốn bằng VND tăng từ 14,6% năm 2011 lên 25,1% năm 2012 - đây là mức tăng huy động vốn cao nhất trong giai đoạn này. Tương tự tốc độ tăng huy động vốn từ tiền gửi, tốc độ tăng huy động vốn VND bắt đầu giảm dần sau một thời gian tăng lên. Tốc độ này chỉ còn 16,3% vào năm 2015, giảm mạnh so với mức 20,6% năm 2013. Trong khi đó tốc độ tăng huy động vốn bằng ngoại tệ giảm mạnh và có năm còn tăng trưởng âm. Cụ thể tốc độ tăng trong năm 2011 chỉ đạt 4,1% và tiếp tục giảm mạnh xuống tới -11,8% trong năm 2012.
Tốc độ tăng của huy động vốn bằng ngoại tệ đã giảm rõ rệt từ sau tháng 4/2011 là thời điểm áp dụng chính sách trần lãi suất huy động vốn bằng đôla Mỹ của tổ chức,
25
cá nhân tại TCTD. Tỷ trọng huy động ngoại tệ trong tổng huy động vốn từ mức 21,1% cuối năm 2010 đã đạt đỉnh 24,6% vào tháng 4/2011 nhưng sau đó giảm nhanh xuống mức 19,5% vào tháng 12/2011. Ngoài ra, chênh lệch lãi suất VND và ngoại tệ được duy trì hợp lí kết hợp các biện pháp chống đôla hóa khác như duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ cao hơn đối với tiền gửi VND, ổn định tỷ giá... đã tiếp tục giúp giảm tình trạng đôla hóa.
Tuy nhiên, tiền gửi ngoại tệ có xu hướng tăng giảm không ổn định. Cuối năm 2013 tiền gửi ngoại tệ tăng lên 15,7% so với cuối năm 2012 ( -11,8%) do nguồn cung ngoại tệ từ thương mại, đầu tư quốc tế tăng cao, và tại một số thời điểm còn chịu tác động từ yếu tố tâm lí trên thị trường ngoại hối trong điều kiện lãi suất VND được kì vọng giảm. Sau đó tỷ lệ này lại giảm chỉ còn 3,1% năm 2014 và lại tăng lên đến 14,3% năm 2015.
Mặc dù vậy, không có xu hướng dịch chuyển từ VND sang ngoại tệ. Năm 2012, tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ trong tổng vốn huy động vốn giảm từ mức 19,5% cuối năm 2011 xuống còn 14,6% cuối năm 2012, 14,1% cuối năm 2013 và 12,4% cuối năm 2014. Đồng thời do huy động vốn bằng VND vẫn giữ được mức tăng cao nên tình trạng đôla hóa trên góc độ tiền gửi vẫn được kiểm soát, niềm tin của người dân vào tiền đồng và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước ngày càng được củng cố.
> về thị phần huy động vốn
Giai đoạn 2011-2015 có diễn biến theo hướng tỷ trọng huy động vốn của nhóm NHTM Nhà nước giảm, tăng thị phần của nhóm TCTD khác( gồm NHTM cổ phần, TCTD phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, NHTM 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
Bảng 2.3. Tỷ trọng huy đông vốn của ba nhóm TCTD
Cuối năm 2011, nhóm NHTM Nhà nước và Ngân hàng Chính sách Xã hội có thị phần huy động vốn chiếm 43,92%, giảm so với mức 45,29% của năm 2010, nhóm TCTD khác chiếm 56,08%, tăng cao so với mức 54,71% cuối năm 2010. Sang năm 2012 xu hướng lại có chút khác biệt đó là nhóm TCTD khác có tỷ trọng huy động vốn giảm đi chỉ còn 53,38%.
Tuy nhiên xu hướng này chỉ là tạm thời vì bước sang giai đoạn 2013-2015, tỷ trọng huy động vốn của TCTD khác lại tăng dần trở lại. Cụ thể, năm 2013, các tỷ lệ này tương ứng là 43,1%, 1,5%, 55,4%. Và thống kê đến cuối năm 2014, huy động vốn của nhóm NHTM Nhà nước chiếm tỷ trọng 43,1% tổng mức huy động vốn toàn hệ thống , Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long và Ngân hàng Chính sách Xã hội chiếm 1,4%, nhóm các TCTD khác chiếm 55,5%.