CCTD tập trung cho sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tích cực cho tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu. Nhiều chương trình, chính sách tín dụng đặc thù đối với các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực của nền kinh tế được triển khai như gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ, cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Chương trình liên kết 4 nhà, cho vay mua tạm trữ lúa gạo,... Nhiều cơ chế, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, trong đó có Chương trình kết nối Ngân hàng - doanh nghiệp được triển khai trên cả 63 tỉnh thành trong cả nước, với trên 440 hội nghị đối thoại được tổ chức.
Với quyết tâm cao của ngành ngân hàng, lãi suất cho vay bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại giảm nhanh từ 18,2% năm 2011 xuống dưới 9% năm 2015. Cùng với việc giảm lãi suất, Chính phủ và NHNN có nhiều chính sách tích cực để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo đó ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay, xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ (QĐ 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012, Công văn 7558/NHNN-TD ngày 14/10/2013 , Chỉ thị 04/CT-NHNN ngày 17/09/2013). Năm 2014, NHNN tiếp tục cho phép các
TCTD được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ của doanh nghiệp đồng thời xem xét cho vay mới.
Tuy nhiên, do những bất ổn về kinh tế vĩ mô, nên tăng trưởng dư nợ tín dụng ngành ngân hàng đạt ở mức khiêm tốn, phản ánh đúng thực trạng sức khỏe của nền kinh tế.
Đồ thị 2.3. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước
Qua biểu đồ ta thấy dư nợ tín dụng từ năm 2011 đến 2014 có xu hướng suy giảm. Đặc biệt trong năm 2012 có mức tăng trưởng dư nợ thấp nhất giai đoạn và chỉ đạt 8,85%. Mức tăng trưởng cao nhất của giai đoạn 2011-2015 là 18% vào năm 2015 và tăng so với các năm trước của giai đoạn. Tuy nhiên, nhìn chung so với giai đoạn 2006-2010 - với mức tăng trưởng tín dụng cao nhất ở giai đoạn này lên tới 53,89% vào năm 2007, thì giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng tín dụng khá là ảm đạm.
Trong giai đoạn 2011 - 2014, trước triển vọng tăng trưởng tín dụng thấp, trong khi huy động vốn lại khá cao, các ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư Trái phiếu Chính phủ và Tín phiếu Kho bạc khiến tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản giảm từ mức 60,76% năm 2011 xuống còn 55,71% vào năm 2014. Đặc biệt là trong năm 2012 với tăng trưởng tín dụng với nền kinh tế chỉ đạt 8,85% nên tăng trưởng cho vay Chính phủ của hệ thống ngân hàng năm 2012 tăng đáng kể lên 40,2% so với mức 8,6% của năm 2011. Tính đến cuối năm 2012, tỷ trọng dư nợ cho vay Chính phủ trong tổng tài sản có của hệ thống TCTD tăng lên mức 6,9% từ mức 5,1% cuối năm 2011, chủ yếu dưới dạng đầu tư vào Trái phiếu và các giấy tờ có giá khác của Chính phủ. Trong khi đó,
đến năm 2014, tốc độ tăng trưởng của khoản mục cho vay Chính phủ của toàn hệ thống ngân hàng đạt 30,4% cao hơn so với mức tăng 24,8% của năm 2013.
Điểm sáng của tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2011-2015 là năm 2015, đây là năm tín dụng tăng trưởng mạnh nhất của giai đoạn. Tín dụng tăng trưởng tốt trong năm 2015 đã góp phần đẩy tỷ lệ tín dụng trong tổng tài sản tăng trở lại, cho vay Chính phủ dưới hình thức đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác cũng vì thế mà giảm đi.
Rõ ràng hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này suy giảm và không đạt kế hoạch. Chỉ riêng sự tăng trưởng mạnh trong năm 2015 thì không thể tạo nên một cú hích đủ lớn cho nền kinh tế dân doanh của giai đoạn này phát triển. Hoạt động cấp tín dụng chủ yếu là cho vay Chính phủ như đã phân tích ở trên thì không thể giúp đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội đã đề ra.
> về cơ cấu tín dụng theo khách hàng
Đồ thị 2.4. Cơ cấu cho vay theo khách hàng của hệ thống ngân hàng
Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của KPMG và Vụ tín dụng NHNN
Tính đến ngày 31/12/2012 dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khách hàng cá nhân luôn chiếm hơn một nửa tổng dư nợ cho vay khách hàng của các ngân hàng Việt Nam. Cho thấy hướng đầu tư tín dụng đã tập trung vào kinh tế dân doanh, cho vay cá nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như định hướng tái cơ cấu đầu tư theo Nghị quyết của Đảng lần thứ XI. Doanh nghiệp quốc doanh chiếm khoảng 16%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 2% tổng dư nợ.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước tính đến 31/12/2015 đã không có xu hướng tăng trong khi tỷ trọng của khu vực ngoài quốc doanh và cá nhân đã tăng lên (77% so với 76% năm 2012). Tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lên đáng kể từ 2% năm 2012 lên 5% năm 2015.
Đây là một dấu hiệu cải thiện trong hệ thống ngân hàng và cho thấy những thay đổi trong cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng phù hợp với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, đó là tăng đầu tư vốn tín dụng cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá nhân - chủ thể kinh tế đóng góp vào sự phát triển nhiều nhất và hiệu quả nhất. Giảm dư nợ đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, giảm đầu tư công.
> về cơ cấu tín dụng đầu tư cho nền kinh tế theo ngành nghề kinh tế
Đồ thị 2.5. Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo ngành giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: %
2011 2012 2013 2014 2015 (sơ bộ)
■ Dịch vụ
■Công nghiệp và xây dựng
■ Nông nghiệp
Tín dụng đối với ngành công ngiệp - xây dựng và dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Trong đó dư nợ tín dụng cho ngành dịch vụ chiếm hơn 50% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng đối với ngành công nghiệp - xây dựng sau khi giảm trong năm 2012 còn 30,89% đã bắt đầu tăng trở lại trong năm 2013 và đạt 35% năm 2015, trong khi tỷ trọng của dịch vụ lại có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn này.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có thể thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng của ngành này trong giai đoạn 2010 - 2015 luôn đạt mức ổn định và có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể từ 8,9% năm 2011 lên 11% năm 2015. Mặc dù mức tăng này không lớn cũng như tỷ trọng của dư nợ dành cho ngành nông nghiệp so với các ngành khác là nhkhá khiêm tốn nhưng cũng đã cho thấy được sự chuyển hướng và quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tín dụng ngân hàng. Cũng trong năm 2015, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn được ban hành đã tạo điều kiện để ngành Ngân hàng tiếp tục hướng nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực này.
Đồ thị 2.6. Đóng góp của các ngành vào GDP giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: % 120 100 41.7 42 80 60 40 20 38.6 37.9 2011 2012 43.4 38.3 38.5 2013 2014 43.4 38.6 2015 ■ Dịch vụ
■Công nghiệp và xây dựng
■ Nông nghiệp
0
Nguồn: World Bank
So sánh giữa tỷ trọng dư nợ giành cho các ngành và tỷ trọng đóng góp của các ngành vào GDP có thể thấy, trái với tỷ trọng tín dụng, tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân của lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm so với các ngành kinh tế còn
lại. Cụ thể năm 2011 tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp là 20,1% thì đến
năm 2015 chỉ còn khoảng 18%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn này lại ổn định hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đặc biệt là các lĩnh vực mang tính rủi ro cao như bất động sản và chứng khoán. Vì
vậy nếu các chính sách tái cơ cấu lĩnh vực này được triển khai một cách đồng bộ và có hiệu quả thì triền vọng phát triển của ngành nông nghiệp tại Việt Nam là rất lớn.
Năm 2015 với sự tăng trưởng mạnh của tín dụng thì CCTD theo ngành nghề đã có sự tập trung lớn hơn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có các lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước. Cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 11%, lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 45,13%, cho vay lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát
triển tăng 9,72%, và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 6,13% so với năm 2014. Từ 2012 đến năm 2015, sự hồi phục của nền kinh tế cùng với tăng trưởng tốt ở đầu tư công (vào lĩnh vực xây dựng cơ bản), cầu tiêu dùng cải thiện và doanh nghiệp có xu hướng tăng sản xuất, đặc biệt là vào giai đoạn cuối năm 2015 là các yếu tố hỗ trợ cầu tín dụng, giúp hoạt động cho vay tiếp tục tăng trưởng. Cơ cấu tín dụng sẽ vẫn tiếp tục vào các lĩnh vực ưu tiên, trong đó cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng, xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng.
Về tín dụng cho bất động sản (BĐS), năm 2011 tín dụng cho lĩnh vực này sụt giảm mạnh do thị trường nhà đất đi xuống cùng những cảnh báo về tình trạng “bong bóng” sắp vỡ. Nhiều chủ đầu tư vỡ nợ, khách hàng không thể nhận nhà. Đó cũng là căn nguyên cơ bản khiến nhiều ngân hàng rơi vào khó khăn, tỷ lệ nợ xấu năm 2012 lên đến 17% tổng dư nợ. Sau giai đoạn “bong bóng” BĐS, các ngân hàng đã siết hoạt động cho vay phi sản xuất. Nhưng kể từ đầu năm 2013, các tín hiệu tháo gỡ dần được đưa ra và tín dụng BĐS đã tăng một mạch từ đó đến nay. Đây cũng là giai đoạn chứng kiến nhiều thay đổi cởi mở hơn trong các vấn đề pháp lý của ngành bất động sản như Luật đất đai 2013 hay Luật xây dựng (sửa đổi). Ngoài ra, trong thời gian này còn xuất hiện 2 gói tín dụng là gói 30.000 tỉ đồng cho vay ưu đãi dành cho người thu nhập thấp và gói tín dụng 50.000 tỉ đồng dự kiến bơm vào thị trường bất động sản. Gần đây, tỷ lệ rủi ro đối với các khoản vay kinh doanh BĐS còn được hạ xuống mức 150%
về tín dụng tiêu dùng, theo thống kê của Viện Chiến lược Ngân hàng - NHNN, cuối năm 2010, cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 2,3% tổng dư nợ tương đương 16.000 tỷ đồng. Nhưng đến cuối 2015, con số này đã tăng lên 6,8% tương đương 90.000 tỷ đồng. Hiện, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam tăng trưởng trung bình ở mức 20%/năm. Ước tính, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/GDP đạt 6,4%; tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là 5,6%; tỷ lệ cho vay tiêu dùng/tiêu dùng cuối cùng là 7,3% và dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người.
Cho vay tiêu dùng đang là sản phẩm phổ biến ở nhiều quốc gia, nhất là ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng thương mại và công ty tài chính đều có các sản phẩm cho vay tiêu dùng, từ các khoản vay lớn như mua nhà, mua ô tô cho đến các khoản vay nhỏ như vay mua đồ gia dụng, điện thoại, xe máy, phục vụ các nhu cầu tiêu dùng nhỏ như khám chữa bệnh, du lịch... “Với số dân 93 triệu người, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi và là thị trường khổng lồ cho lĩnh vực vay tiêu dùng phát triển” - ông Sanjay Chakrabarty - Tổng Giám đốc Công ty Prudential Finace nhận định, và cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, dưới sự tác động của những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, ngành tài chính tiêu dùng sẽ tiếp tục phát triển mạnh vào năm những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán tiêu dùng cá nhân đang được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn, nhất là những người làm văn phòng trong độ tuổi từ 25 - 40.
Với ưu thế nhanh, gọn, đơn giản, thuận tiện, vay tiêu dùng ngày càng đưa người dân tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay. Cuối năm 2014, NHNN ra dự thảo yêu cầu các NH có nhu cầu cấp tín dụng tiêu dùng phải thành lập công ty tài chính. Từ đó đến nay, hàng loạt NH đổ xô đi mua công ty tài chính tiêu dùng. Ngoài hệ thống các NH thương mại, hiện tại trên thị trường có khoảng 20 công ty tài chính đang hoạt động, “phủ sóng” tới hàng nghìn cửa hàng bán ô tô, xe máy, các siêu thị điện máy... trên cả nước để cho vay tiêu dùng. Mảng tín dụng tiêu dùng đang mang lại lợi nhuận lớn cho nhiều NH và công ty tài chính.
Thực tế cho thấy, cho vay tiêu dùng đã mang đến cho nhiều người một kênh vay tiêu dùng chính thức, song thị trường tương đối mới mẻ này tại Việt Nam vẫn tiềm ẩn rủi ro mà cả bên cho vay và người đi vay cần phải suy xét. Lấy ví dụ cho một sản phẩm giá 8 triệu đồng bán tại cửa hàng Thế giới di động, nếu khách hàng trả trước 30% chỉ cần nộp chứng minh thư và hộ khẩu có thể trả góp trong 6 tháng với chênh
Mã CK I___Ngắn 2013_________I___2012________I 2011I hạn Trun g hạn Dài hạn Ngắn hạn Trun g hạn Dài hạn Ngắn hạn Trun g hạn Dài hạn MBB... ... . . ... ...72 . .17 . .12 . .G7 . .20 . .13 NsumΛBar⅛k... "'W "ɪ' Z J√ ZZ ZZ . ZZ ''ɪ
lệch không quá lớn so với giá ban đầu, nhưng nếu trả góp trong 12 tháng, lãi suất có thể lên tới 22 - 25%, và nếu không trả trước ban đầu, chỉ trả góp trong 12 tháng thì lãi suất lên đến 32 - 38%/năm, áp dụng tại FECredit. Vì vậy cần có các biện pháp kiểm soát để hoạt động này phát huy hiệu quả.
Tỷ trọng tín dụng phi sản xuất sau thời gian ổn định ở mức 7,4-7,6% tổng dư nợ (2005-08), đã tăng lên 13,2% vào cuối năm 2010 và 35,7% vào cuối năm 20113. Dưới áp lực của Chỉ thị 01/2012/CT-NHNN, tỷ lệ này, theo như báo cáo của các TCTD, đã nhanh chóng giảm xuống còn 28% năm 2012. Tuy nhiên chính những lĩnh vực phi sản xuất lại đóng góp lớn vào đà tăng trưởng chung. Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2015 xây dựng tăng 4,07% so với 1,09% cùng kỳ của cùng kỳ năm 2014; tương tự thương mại, vận tải và viễn thông tăng 4,43% so với -0,88% của cùng kì 2014; bất động sản tăng 10,83% so với 7% của cùng kì 2014; các hoạt động dịch vụ khác (không bao gồm sản xuất trực tiếp) tăng 6,16% so với 2,4% của cùng kì 2014. Cho thấy tín dụng phi sản xuất vẫn là khu vực thúc đẩy tăng trưởng chủ yếu trong thời kì kinh tế dần phục hồi và phát triển. Đặc biệt là theo xu hướng tín dụng tiêu dùng, bán lẻ đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
> về cơ cấu kì hạn cho vay
Năm 2011, các khoản cho vay tại các ngân hàng Việt Nam được phân chia theo kì hạn gồm các khoản vay ngắn hạn 58%, vay trung hạn 16%, vay dài hạn 26%. Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế, tiền gửi