3.4.3.1. Tăng cường năng lực tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN
Tăng cường năng lực tài chính của doanh nghiệp thông qua việc đa dạng hóa hình thức sở hữu; phát triển tín dụng thương mại dưới hình thức quan hệ mua bán chịu
trên cơ sở áp dụng các phương thức thanh toán thương phiếu; sử dụng có hiệu quả công cụ đòn bẩy tài chính.
Củng cố, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp, chủ động xây dựng lộ trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
3.4.3.2. Chủ động tìm hiểu và tiếp cận các văn bản pháp lí cũng như xu thế phát triển của nền kinh tế
Trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng, các quy định pháp luật và tình hình thị hiếu thay đổi, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực và chủ động tiếp cận, cập nhật các văn bản pháp lí, tìm hiểu rõ xu thế phát triển kinh tế để chớp thời cơ, nắm bắt cơ hội kinh doanh để phát triển doanh nghiệp.
Thứ nhất các doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học huấn luyện hoặc khảo sát thực tế tại các Quốc gia phát triển ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh để học hỏi kinh nghiệm.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần chủ động tham gia các hội thảo về kinh tế do các hiệp hội và Nhà nước tổ chức để hiểu rõ hơn về cơ hội cũng như thách thức mà ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp phải trong quá trình đất nước tham gia hội nhập. Đồng thời chủ động nắm bắt quy định phát luật liên quan đến doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp và trách nhiệm đối với Nhà nước cũng như với xã hội.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, từ các mục tiêu và định hướng về tín dụng cũng như phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2020, tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp để thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu tín dụng phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn này. Những giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch CCTD phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016- 2020. Quan trọng nhất là giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Từ đó giúp khai thác nguồn vốn tín dụng cho phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả.
KẾT LUẬN
Để nền kinh tế phát triển bền vững, vốn đầu tư là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Việc huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển đang ngày càng trở nên cấp bách. Ngành ngân hàng với chức năng đi vay để cho vay là kênh huy động vốn hữu hựu phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo mục tiêu, định hướng mà Nghị quyết Đại hội Đảng XII đã đặt ra là đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Với ý nghĩa và mục tiêu đó, khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn ( trong nước và quốc tế) liên quan đến chuyển dịch cơ cấu tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế xã hội, làm rõ kết quả đạt được, những tồn tại, nguyên nhân để rút ra các giải pháp thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội phù hợp với mục tiêu, định hướng đã xác định.
Với hi vọng khóa luận sẽ đóng góp thêm những lý luận và những biện pháp về chuyển dịch cơ cấu tín dụng phù hợp, góp phần phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với thời gian nghiên cứu có hạn và còn hạn chế về kiến thức nên những vấn đề được trình bày trong khuôn khổ bài khóa luận trên đây
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự góp ý của các Thầy ,Cô giáo
để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn!
75
DANH MỤC TÀI LIỆU VÀ NGUỒN TRA CỨU THÔNG TIN THAM KHẢO Tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 2. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016
3. Tài liệu Hội thảo “Phát triển kinh tế xã hội và ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội, tháng 12/2015.
4. Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020 (theo Quyết định 1985/QĐ-TTg ngày 17/12/2012).
5. Quy hoạch tổng thể khu nông nghiệp ứng dụng CNC giai đoạn đến năm 2020 (Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 4-5-2015).
6. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ban hành ngày 9-6-2015 và có hiệu lực từ ngày 1-8- 2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
7. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/4/2010 của Chính phủ) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
8. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước năm 2011 đến năm 2014. 9. Báo cáo ngành ngân hàng của KPMG năm 2013
Nguồn tra cứu:
1. Website Ngân hàng Nhà nước
2. Tổng cục Thống kê
3. Vietstock
4. World bank
5. Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia
6. Vneconomy