phát triển kinh tế - xã hội
> Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về cách quản lí tín dụng ta rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
+ Kiểm soát chặt chẽ quy mô tài chính xã hội để có sự điều chỉnh hợp lí tăng trưởng tín dụng để phục vụ tăng trưởng kinh tế theo ngành và lĩnh vực.
+ Kiện toàn khung chính sách giám sát vĩ mô thận trọng, phối hợp với các công cụ để phát huy tác dụng cao nhất
+ Hướng dẫn cá tổ chức tài chính nắm rõ các định hướng phát triển kinh tế, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia để có sự điều chỉnh trong cơ cấu tín dụng.
+ Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển và cải cách tổ chức tài chính, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho hệ thống tài chính.
+ Do đặc trưng nền kinh tế có nét tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta có thể áp dụng mô hình “cửa sổ định hướng” như Trung Quốc trong việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, thay cho các biện pháp hành chính trực tiếp như hiện nay. Việc áp dụng chính sách này có hai lợi thế: thứ nhất, tín dụng ngân hàng phát huy được vai trò trong việc giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của Đảng, Nhà nước; thứ hai, việc gây ảnh hưởng của các cơ quan quản lý đến những đối tượng tham gia thị trường tài chính thông qua lời nói và sự thuyết phục hơn là những biện pháp hành chính cứng nhắc bắt buộc các TCTD phải tuân thủ, vì vậy dễ có sự đồng thuận của các thành viên thị trường hơn.
> Bài học cho kinh nghiệm cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ:
Về cơ chế chính sách của cơ quan quản lí Nhà nước: Chính sách tăng trưởng kinh tế quá nóng, duy trì lãi suất quá thấp trong thời gian dài, cho vay dưới chuẩn cùng nhiều ưu đãi khác cho một thì trường (thị trường bất động sản) là nguyên nhân chính của khủng hoảng.
Về cơ chế quản lí rủi ro: Việc cho vay dưới chuẩn cùng với chứng khoán hóa các
khoản nợ cho vay bất động sản ngày càng tăng làm gia tăng nguy cơ đổ vỡ tín dụng. Về việc đưa ra các sản phẩm tín dụng phức tạp: Việc đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng phức tạp cho thị trường bất động sản mà không lường trước hết được rủi ro của các sản phẩm đó đã làm cho khủng hoảng đó trầm trọng hơn.
> Qua nghiên cứu và phân tích các kinh nghiệm thực tế của hai quốc gia nói trên, có thể đúc kết lại những kinh nghiệm sau cho Việt Nam:
Thứ nhất là có rất nhiều nhân tố tác động đến phát triển kinh tế, tín dụng là một trong các nhân tố quan trọng cấu thành nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch, quy hoạch phát triển hợp lí là cơ sở để vốn tín dụng đầu tư đúng hướng.
Thứ ba, vốn tín dụng thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội thông qua việc đầu tư để tối đa hóa việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ tư là để phát triển kinh tế thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về: vốn, khoa học công nghệ, quản lí và sử dụng tài sản trên cơ sở các cơ chế, chính sách phù hợp với thể chế của cơ chế thị trường trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Thứ năm, vốn tín dụng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn huy động và phải được cân đối trong tổng thể nguồn vốn huy động để thực hiện các dự án, đề án, phương án, chương trình phát triển kinh tế vùng, miền, lĩnh vực, đối tượng theo định hướng kế hoạch đã xác định.
Thứ sáu là kết hợp chặt chẽ chính sách tài chính, chính sách tiền tệ để huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế một cách bền vững
Thứ bảy, tín dụng phục vụ phát triển kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch trước tiên phải bắt đầu đầu tư từ phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề.
Thứ chín là kiểm tra, giám sát là khâu trọng yếu đảm bảo cho vốn tín dụng đầu tư có hiệu quả, phục vụ cho phát triển kinh tế bền vững.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu ra được những lý luận cơ bản nhất về tín dụng , CCTD và một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu tín dụng phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời tham khảo kinh nghiệm về điều hành tín dụng cũng như CCTD của một số Quốc gia trên thế giới. Có thể kết luận để có thể chuyển dịch cơ cấu tín dụng phù hợp phát triển mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội cần có sự hợp tác của mọi chủ thể trong nền kinh tế. Trong đó quan trọng nhất vẫn là sự quy hoạch, cơ cấu nền kinh tế và khả năng điều hành của cơ quan quản lí Nhà nước.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015
2.1. Ke hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 theo nghị quyết Đại hội Đảng XI.
2.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ
> Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
> Nhiệm vụ chủ yếu
+ Ôn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức; tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
+ Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.
+ Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp; thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
+ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
2.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
Theo mục tiêu, định hướng về phát triển kinh tế xã hội đề ra trong giai đoạn 2011- 2015, các chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế cần đạt được đó là:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011 - 2015 là 6,5 -7%/năm. Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm tăng 7,8 - 8%; giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 5 năm 2,6 - 3%/năm. Cơ cấu tổng sảm phẩm quốc dân (GDP): nông nghiệp 17 - 18%, công nghiệp và xây dựng 41 - 42%, dịch vụ 41 - 42%.
+ Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 35% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
+ Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35% GDP.
+ Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40% GDP. Tỉ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước đạt 23 - 24% GDP; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vào năm 2015. Giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực.
+ Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỉ trọng lao động nông - lâm - thuỷ sản năm 2015 chiếm 40 - 41% lao động xã hội. Thu nhập của người
dân nông thôn tăng 1,8 - 2 lần so với năm 2010. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm.
+ Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung 95% chất thải rắn
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Tỉ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42 - 43%. Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển kinhtế - xã hội tế - xã hội
2.2.1. Định hướng chính sách tín dụng
Từ giai đoạn 2006 - 2011, ngành ngân hàng Việt Nam đã có nhiều thay đổi về luật và chính sách. Thêm vào đó, giai đoạn 2011- 2015 là giai đoạn chứng kiến sự tái cấu trúc mạnh mẽ của ngành ngân hàng Việt Nam vì vậy có nhiều văn bản pháp lí được ban hành.
Trước thực tế tái diễn bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nội dung đầu tiên của Nghị quyết là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. NHNN phải “điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%” và “giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán”.
về định hướng điều hành tín dụng giai đoạn 2011- 2015, NHNN thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
2.2.2. Tình hình huy động vốn
> Tổng huy động vốn
Năm 2011, đánh dấu thời kì khó khăn thanh khoản cũng như huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Cả giai đoạn 2011-2015 xu hướng chung của huy động vốn phù hợp với xu hướng của thanh khoản. Huy động vốn suy giảm từ 2011 đến năm 2012 mới dần được phục hồi trở lại.
22
Tình trạng khó khăn về huy động vốn đầu năm 2011 được biểu hiện bởi việc các NHTM đua lãi suất tiền gửi để huy động vốn; phụ thuộc vào thị trường 2 để huy động vốn (vay liên ngân hàng) và với những biến động mạnh của lãi suất liên ngân hàng, vay tái cấp vốn từ NHNN.
Bảng 2.1. Tổng vốn huy động tiền gửi từ nền kinh tế của các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015
Huy động tiền gửi từ nền kinh tế
Nguồn : Ngân hàng Nhà nước
Tổng mức huy động vốn tiền gửi từ nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 về số tuyệt đối tăng khá đều đặn. Năm 2015 huy động vốn từ tiền gửi tăng gấp hai lần so với năm 2011.
Đồ thị 2.1. Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: %
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN
Tuy nhiên qua Đồ thị 2.1 ta thấy, tốc độ tăng huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng giai đoạn này lại giảm khá nhiều. Tốc độ tăng huy động vốn trung
2011 2012 2013 2014 2015
VND 14.60 25.10 20.60 19.20 16.3
USD 4.10 -11.80 15.70 3.10 14.3
bình từ nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 16,6%. Neu so sánh với mức tăng 36,2% của năm 2010 và bình quân 29,5% trong 10 năm (2001-2010) thì mức tăng huy động vốn của giai đoạn này là vô cùng khiêm tốn. Tốc độ tăng huy động vốn giai đoạn này thấp nhất là 12,4% vào năm 2011, sau đó tăng dần và đạt mức cao nhất là 19,9% vào năm 2013. Tuy nhiên lại giảm dần và chỉ đạt 16,1% vào năm 2015. Điều này một phần là do bối cảnh kinh tế suy giảm, sản xuất kinh doanh khó khăn và NHNN điều hành chặt chẽ chính sách tiền tệ, theo đó giảm lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế. Mặc dù đã có sự tăng trưởng trở lại từ năm 2012 đến năm 2013 nhưng sau đó tăng trưởng huy động vốn lại bắt đầu suy giảm.
Cụ thể, năm 2012 tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 17,9% cao hơn nhiều so với mức 12,4% năm 2011. Tiếp tục năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên đạt 19,9%. Kết quả của tăng trưởng huy động vốn từ năm 2012 là nhờ tác động từ việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước.
Đồ thị 2.2. Điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động 2011-2015
Đơn vị tính: %
Nguồn: Vietstock
Trần lãi suất huy động giảm mạnh từ 14-15%/năm năm 2011 xuống còn 5- 6%/năm vào năm 2015. Chính điều này đã góp phần không nhỏ đến việc làm giảm áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Việc tăng trưởng huy động vốn trở lại cho thấy kênh đầu tư tiền gửi tại hệ thống ngân hàng là khá hấp dẫn, nhất là trong năm 2012. Mặc dù lãi suất danh nghĩa VND được điều chỉnh giảm nhưng do lạm phát cũng giảm nên vẫn đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền (lạm phát giảm mạnh từ 18,1% năm 2011 xuống 6,81% cuối năm 2012), đặc biệt trong điều kiện các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng ... ảm đạm.
Tốc độ huy động vốn giảm dần từ năm 2014 và đến năm 2015 chỉ đạt 16,1%. Sang năm 2015, tăng trưởng huy động chững lại rõ rệt và thấp hơn độ gia tốc của tín dụng đã khiến một vài áp lực xuất hiện. Đặc biệt đối với các ngân hàng tăng tốt cho