Giai đoạn 2011-2015, Việt Nam thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo nghị quyết đại hội Đảng lần tứ XI năm 2011 đó là “ Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững”.
Thực hiện chủ trương nêu trên, kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá khả quan sau hơn một năm nền kinh tế vĩ mô bất ổn định và trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn.
> về cơ cấu kinh tế theo ngành nghề.
Bảng 2.8. Cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2011 -2015
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Nông nghiệp 72.22 71.94 75.17 74.40 74.25
Lâm nghiệp 3.17 3.25 2.80 2.88 3.10
Thủy sản 24.60 24.80 22.03 22.72 22.65
Nguồn: Tổng hợp từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Cơ cấu kinh tế ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và nhóm ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong đó, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm xuống từ 22,02% trong năm 2011 xuống còn trên 17,5% năm 2015; còn tỷ trọng công nghiệp sau khi giảm từ năm 2011 đến năm 2013 thì bắt đầu tăng nhẹ trở lại từ 38,31% năm 2013 và lên 38,7% năm 2015; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 37,73% năm 2011 lên 43,8% năm 2015.
Đóng góp vào tăng trưởng, hai ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã chiếm đến hơn 80% vào tăng trưởng toàn ngành kinh tế. Năm 2012 đến 2015, ngành dịch vụ luôn đóng góp hơn 40% vào tăng trưởng theo ngành và cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2010. Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và tiềm lực kinh tế.
Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản cũng đã có sự chuyển dịch tích cực hơn.
Bảng 2.9. Cơ cấu kinh tế ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2011-2015
Năm 2011 2012 2013 2014 2015(ước tính) Nông nghiệp 396 47,4 ^46,7 ^46,3 356 Công nghiệp-xây dựng 784 21,2 394 ^254 ^22∏ Dịch vụ -20,5 31,4 ^359 ^32,3 ^353
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm từ 72.22% năm 2011 xuống 71,94% năm 2012. Từ 75,17% năm 2013 xuống 74,25% năm 2015. Tỷ trọng lĩnh vực có lâm nghiệp và thủy sản tăng lên nhưng chưa ổn định xu hướng.
So với năm 2011 thì năm 2013 ngành thủy sản lại có tỷ trọng giảm đi từ 24,6% xuống còn
22,03%. Trong khi lại có xu hướng tăng từ 22.03% năm 2013 lên 22,65% năm 2015. Đối với công nghiệp, cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm đang có sự thay đổi để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường. Ngành công nghiệp chế biến tăng tỷ trọng, trong khi công nghiệp khai khoáng có chiều hướng giảm. Cụ thể, tỷ trọng ngành khai khoáng giảm xuống còn 7,6% năm 2013, ngành công nghiệp chế biến tăng lên 88,1% năm 2013. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng luôn cao hơn nhiều so với ngành công nghiệp khai khoáng. Năm 2015 mức tăng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo là 10,6%, của ngành khai khoáng là 6,5%. Trong từng nhóm ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi, một số ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, tăng dần tỷ trọng, điển hình như: công nghiệp điện tử - tin học, hóa
50
giảm từ 42,7% năm 2010 xuống 38,5% năm 2014, ngành công nghiệp sử dụng công nghệ thấp giảm từ 41,2% năm 2010 xuống 35,2% năm 2014.
Tỷ trọng của các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục được phát triển, như: tài chính - ngân hàng, thông tin truyền thông, viễn thông, bảo hiểm... ngày càng có vị thế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
> về cơ cấu lao động
Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần.
Bảng 2.10. Cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn chung giai đoạn 2011-2015, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt là lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành bán buôn bán lẻ luôn chiếm tỷ lệ lao động lớn nhất và có xu hướng tăng dần.
Cụ thể tính đến 2011, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 59,6%, giảm đáng kể so với mức 70,4% của năm 2006 và 79,6% của năm 2001; tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng lần lượt ở các năm 2011, 2006 và 2001 là 18,4%, 12,5% và 7,4%; tỷ lệ lao động dịch vụ là 20,5%, 15,9% và 11,9% ở 3 năm tương ứng.
Năm 2012, lao động nông nghiệp chiếm 47,4% trong cơ cấu lao động chung của cả nước. Lao động công nghiệp-xây dựng là 21,2% và dịch vụ là 31,4%. Riêng lao
Năm____________________________ 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng vốn đầu tư xã hội (nghìn tỷ
đồng) ________________________ 877,9 989,3 1091,1 1220,7 1367,2
động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo năm 2011 và 2012 vẫn giữ ở mức 13,8% thì đến năm 2014 đã tăng lên 14,1%.
Các năm sau tỉ trọng lao động nông nghiệp tiếp tục giảm trong khi tỉ trọng lao động công nghiệp lại khá ổn định và tăng chậm. Năm 2013 tỉ trọng này là 21,4% thì năm 2014 cũng chỉ ở mức 21,4%. Chỉ có tỷ trọng lao động dịch vụ là có sự dịch chuyển tăng rõ rệt hơn với tỉ trọng là 35,3% năm 2015 so với mức 31,9% năm 2013.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng chưa đảm bảo sự hợp lý, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra còn chậm và chất lượng chưa cao, sự phát triển chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động phổ thông. Sự dịch chuyển cơ cấu lao động chậm so với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn từ 2011-2015 có thể thấy, sự chuyển dịch cơ cấu có xu hướng chững lại. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng giảm so với giai đoạn 2006-2010. Hơn nữa, trong cơ cấu nền kinh tế các nhóm ngành kinh tế sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch còn cao, mức độ ô nhiễm môi trường do các hoạt động kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn lớn. Cụ thể:
Đối với lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: Mặc dù trong cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của nhóm ngành thủy sản, chăn nuôi, tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản ở nước ta chủ yếu dựa vào việc khai thác quá mức tài nguyên sinh vật tại các thủy vực. Việc nuôi trồng thủy sản ở nhiều vùng đã làm suy giảm diện tích rừng phòng hộ ven biển (Đồng bằng sông Cửu Long) và ô nhiễm môi trường (Duyên hải miền Trung). Việc khai thác các diện tích đất lâm nghiệp ở vùng đồi núi chuyển sang đất nông nghiệp làm tăng nguy cơ thiên tai (lũ quét, sạt lở đất ở miền núi, ngập lụt và hạn hán ở đồng bằng). Việc sử dụng các sản phẩm hóa học (phân bón, thuốc trừ sâu) khiến cho nhiều diện tích đất bị thoái hóa và bạc mầu, làm mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Ngành khai thác khoáng sản được phát triển kéo theo hệ quả là các nguồn tài nguyên khoáng sản đang bị khai thác lãng phí, cạn kiệt, sử dụng kém hiệu quả, môi trường bị tàn phá, tệ nạn xã hội gia tăng. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ
52
kỹ thuật công nghệ nhìn chung vẫn ở mức trung bình. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển. Sự chuyển dịch từ công nghiệp khai thác sang công nghiệp chế biến vẫn chưa đảm bảo yêu cầu hiệu quả và tính bền vững do sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu là ngành sử dụng nhiều lao động và gia công lắp ráp, dựa chủ yếu vào nhập khẩu nguyên liệu và các sản phẩm gia công từ nước ngoài. Năng lực cạnh tranh ở các sản phẩm này chủ yếu nằm ở giá thấp, dựa trên giá nhân công rẻ hoặc các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, qua đó đặt ra những lo ngại về khả năng phát triển bền vững trong dài hạn.
Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng chậm (Bảng 2.8), tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao, như: dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Tình trạng độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn tại ở nhiều ngành, như: điện lực, viễn thông, đường sắt. Một số ngành có tính chất động lực, như: giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tính chất xã hội hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước.
> về cơ cấu vốn đầu tư xã hội.
Bảng 2.11. Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội và cơ cấu nguồn vốn
Tỉ trọng vốn Nhà nước (%) 38,9 37,8 40,4 39,9 38,0 Tỉ trọng vốn khu vực ngoài Nhà nước
(%)
' ∖ 35,2 38,9 37,6 38,4 38,7
Tỉ trọng vốn khu vực có vốn đầu tư
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Cơ cấu vốn đầu tư xã hội giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi. Thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có triển khai tái cơ cấu đầu tư đi đôi với việc tiếp tục giảm dần đầu tư công, giảm tỷ trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước, hoàn thiện thể chế về đầu tư nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội cho
đầu tư phát triển. Nhìn chung, vốn đầu tư của Nhà nước giảm, tăng vốn đầu tư từ các nguồn bên ngoài.
Có thể thấy, tổng nguồn vốn đầu tư xã hội tăng dần qua các năm từ 877,9 nghìn tỷ đồng trong năm 2011 đã tăng lên 1367,2 nghìn tỷ đồng năm 2015. Mặc dù vốn từ khu vực Nhà nước ở giai đoạn này vẫn chiếm tỷ trọng gần như là lớn nhất trong tổng vốn đầu tư xã hội nhưng đã có sự chuyển dịch tích cực đó là vốn từ khu vực ngoài Nhà nước không ngừng tăng lên và đến năm 2015 đã cao hơn vốn của khu vực Nhà nước.
Năm 2011 vốn đầu tư xã hội bằng 34,6% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 341,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 309,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 226,9 nghìn tỷ đồng và tăng 5,8%.
Năm 2012, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, đây là năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây. Trong vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012, vốn khu vực Nhà nước đạt 374,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực ngoài Nhà nước 385 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1%. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 230 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4%.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 tăng 8% so với năm trước và bằng 30,4% GDP. Trong vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013, vốn khu vực Nhà nước đạt 440,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm trước. Khu vực ngoài Nhà nước là 410,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6%. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 240,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9%.
Năm 2014, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư công, đổi mới và quản lý đầu tư theo kế hoạch trung hạn. Vốn được huy động tập trung cho các công trình quan trọng và cấp thiết, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2014 tăng 11,5% so với năm 2013 và bằng 31% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 486,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 468,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 265,4 nghìn tỷ đồng tăng 10,5%.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2015 tăng 12% so với năm 2014 và bằng 32,6% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 519,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 529,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 318,1 nghìn tỷ đồng, tăng 19,9%.
Rõ ràng, tỉ trọng đầu tư công đang giảm dần, đầu tư ngoài Nhà nước khá ổn định và đang có xu hướng tăng lên. Tỉ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này thấp hơn giai đoạn 2006-2010 tuy nhiên đang dần phục hồi, vốn đăng ký giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 88 tỉ USD, thực hiện đạt 58,5 tỉ USD. Vốn ODA ký kết khoảng 30 tỉ USD, giải ngân khoảng 23 tỉ USD, đóng góp quan trọng vào phát triển kết cấu hạ tầng. Đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục tăng, chiếm khoảng 42% tổng đầu tư toàn xã hội.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2011 đến 2015 tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thay vì lĩnh vực bất động sản. Cụ thể tính đến năm 2013, vốn cho ngành này chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký trong khi ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2 tỷ USD, chiếm 9,4%; các ngành còn lại đạt 3 tỷ USD, chiếm 13,7%. Tính đến cuối năm 2015 , vốn cho ngành chế biến chế tạo cũng chiếm 66,9% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2809,3 triệu USD, chiếm 12,4%; ngành kinh doanh bất động sản đạt 2394,7 triệu USD, chiếm 10,5%; các ngành còn lại đạt 2320,1 triệu USD, chiếm 10,2%.
Vốn tín dụng giai đoạn này cũng đạt được những chuyển biến tốt hơn trong những năm cuối- là kết quả của công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội bởi vốn ngân sách Nhà nước có hạn và phải tập trung đầu tư cho các lĩnh vực mà vốn ngân hàng không hướng đến, vốn tự có của các doanh nghiệp thấp và thị trường chứng khoán còn kém phát triển tại Việt Nam. Tính đến nửa cuối các năm 2013, 2014, 2015, nguồn vốn huy động tăng lần lượt là 17,23%; 15,76%, 14%, tăng trưởng tín dụng tăng 12,51% ,12,62%, 17,02%. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.