Giải pháp để chuyển dịch cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống NH việt nam phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 2020 khoá luận tốt nghiệp 002 (Trang 83)

kinh tế - xã hội giai đoạn 2016- 2020.

Để cơ cấu tín dụng chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn này, khóa luận đưa ra ba nhóm giải pháp sau:

3.4.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lí Nhà nước.

3.4.1.1. Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Đây là giải pháp nền tảng cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu TDNH và là điều kiện, cơ sở để thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Theo Quyết định số 339/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020. về nội dung tái cơ cấu, ba lĩnh vực trọng tâm được xác định bao gồm tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu hệ thống tài chính-ngân hàng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

Giai đoạn 2011-2015 đã thực hiện một cách cơ bản nội dung tái cơ cấu hệ thống tài chính-ngân hàng. Vì vậy trong giai đoạn 2016-2020 sẽ tiếp tục hoàn thành nội dung tái cơ cấu này và hai nội dung còn lại.

Việc tái cấu trúc nền kinh tế tập trung vào việc khuyến khích sự phát triển của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế Nhà nước nhất là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước và suất sinh lời của tài sản công. Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, ngăn chặn tình trạng độc quyền của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động và quản lí.

Cần phải xác định định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí phù hợp với các quy luật khách quan và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ sở cho việc định hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng ngân hàng.

3.4.1.2. Tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong đầu tư vốn phục vụ phát triển kinh tế

Như đã thực hiện trong giai đoạn trước, giai đoạn 2016-2020 tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt. Đặc biệt trong điều hành lượng tiền cung ứng và các công cụ của chính sách tiền tệ để hỗ trợ vốn cho các dự án, Chương trình phát triển kinh tế.

Phối hợp có hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa: Phối hợp với Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm về tín dụng cũng như sử dụng có hiệu quả các công cụ tài chính, tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.

3.4.1.3. Phát triển các mô hình hợp tác, triển khai các sản phẩm liên kết

Như đã đề cập đến ở phần thực trạng tín dụng giai đoạn 2011-2015, việc triển khai mô hình hợp tác giữa bốn nhà (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân) đã đạt được những kết quả tích cực. Điển hình của một số mô hình đạt hiệu quả cao trong giai đoạn 2011-2015 như sau.

Mô hình liên kết “bốn nhà” sản xuất lúa đầu tiên tại Phú Yên đã thành công trên nhiều phương diện. Anh Nguyễn Văn Đức, một trong những nông dân tham gia mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất lúa cho biết: “Sản xuất lúa theo mô hình này mang lại nhiều hiệu quả. Bên cạnh chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều thấp hơn trước đây rất nhiều, mô hình còn góp phần bảo vệ môi trường, gắn kết chặt chẽ với môi trường canh tác xung quanh, nông dân có thể nâng cao trình độ canh tác”.

Ngoài ra còn các mô hình hiệu quả khác như: Bắc Giang với mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất vải Lục Ngạn; Thanh Hóa với mô hình liên kết 4 nhà trên cây mía; Bắc Kạn với mô hình liên kết 4 nhà trên sản phẩm chè; Thái Nguyên với mô hình liên kết 4 nhà trên sản phẩm chè.

Vì vậy để thực hiện được định hướng tín dụng trong giai đoạn 2016-2020, các cơ quan Nhà nước như Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành cần tiếp tục triển khai các mô hình hợp tác, liên kết tương tự một cách rộng rãi và chặt chẽ.

3.4.1.4. Rà soát lại và hoạch định cụ thể việc đầu tư theo các chương trình tín dụng chính sách.

> Đối với tín dụng đầu tư

Rà soát lại các lĩnh vực, đối tượng đầu tư để đảm bảo tập trung vốn tín dụng với lãi suất thấp cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn có tính lan tỏa cao; xây dựng danh mục các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia để bổ sung vào danh sách được hỗ trợ theo cơ chế tín dụng đầu tư của Nhà nước theo nghị định 106/2004/NĐ-CP và nghị định 151/2006/NĐ- CP; phối kết hợp chặt chẽ giữa Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng phát triển, các bộ ngành có liên quan để cân đối nguồn vốn tín dụng đầu tư cho các chương trình, dự án được duyệt; về cơ chế cho vay: từng bước đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư đúng mục đích.

Thứ nhất, chính sách đầu tư tín dụng phải được hoạch định trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, chiến lược giảm nghèo của quốc gia.

Thứ hai, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai đồng bộ , hiệu quả, từng bước xã hội hóa nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách.

Thứ ba, tín dụng chính sách phải được xác định cụ thể theo từng vùng và theo các đối tượng khác nhau với mức hỗ trợ khác nhau, từng bước nâng dần mức lãi suất cho vay cho phù hợp với thị trường để đảm bảo cho NHCSXH phát triển bền vững.

3.4.1.5. Đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường.

Đặc thù của các dự án nông nghiệp ứng dụng CNC là quy mô lớn, cần nhiều vốn, thời gian thực hiện kéo dài, thời gian thu hồi vốn lâu, vòng quay vốn chậm, lợi nhuận không cao và có nhiều rủi ro. Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp cũng hạn chế về năng lực thế chấp hoặc chứng minh tính khả thi, thu nhập ổn định của dự án cần vay vốn. Hơn nữa, cơ cấu vốn huy động của các ngân hàng có tỷ trọng vốn trung và dài hạn thường thấp; đồng thời, các ngân hàng còn bị ràng buộc về tỷ lệ dùng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn và các nguyên tắc an toàn tín dụng khác, nên họ không có nhiều khả năng dành vốn cho vay trung và dài hạn. Nếu không có cơ chế hỗ trợ đặc biệt nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn thì rất ít doanh nghiệp có khả năng đầu tư được, cho dù họ muốn và mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Vì vậy, cần tăng cường cho vay theo chuỗi liên kết trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp ứng dụng CNC, với mắt xích chính là doanh nghiệp và cho vay trọn đời dự án, hạn chế cho vay hợp phần, cho vay theo giai đoạn đứt đoạn. Xem xét linh hoạt hóa mức giới hạn cứng tỷ lệ cho vay một khách hàng không quá 15% vốn tự có của NHTM theo quy định hiện hành. Đồng thời, NHTM cho vay phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC cần được hỗ trợ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xếp hạng rủi ro, lãi suất chiết khấu thấp và miễn giảm một số nghĩa vụ tài chính khác.

Dòng tín dụng ngân hàng hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trước hết cần tập trung vào các dự án và hoạt động đổi mới giống cây, con; mở rộng ứng dụng các thành tựu công nghệ mới phù hợp trong quy trình trồng, chăm sóc, thu, hái, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ, bảo đảm và cải thiện chất lượng nông sản, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu; xây dựng thương hiệu và

phát triển các chuỗi cung ứng và liên kết, tạo đầu ra vững chắc cho nông sản và ổn định thu nhập cho nông dân.

Phương thức cho vay theo chuỗi giá trị và quản lý theo dòng tiền của toàn chuỗi được xem là khâu quản lý then chốt các dòng tín dụng hỗ trợ cho nông nghiệp ứng dụng CNC, với quy trình chung là:

(1) Các doanh nghiệp, hợp tác xã làm hạt nhân nòng cốt và các hộ dân tham gia

ký kết hợp đồng chuỗi sản xuất.

(2) Ngân hàng và doanh nghiệp cho vay một phần đối với các hộ dân trong dự án để mua thức ăn, thuốc thủy sản, hỗ trợ kỹ thuật nuôi; hoặc ngân hàng cho doanh nghiệp vay để mua giống vật tư nông nghiệp ứng cho nông dân theo hợp đồng liên kết. Khi nông dân bán sản phẩm cho doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ thu nợ.

(3) Sau khi thu mua, giữa doanh nghiệp và hộ dân tiến hành đối chiếu thanh toán bù trừ công nợ, phần còn thừa so công nợ chuyển trả cho hộ dân tất cả đều qua tài khoản ở ngân hàng. Nếu hộ dân có vay ngân hàng cũng sẽ được tính toán thu hồi nợ theo đúng kỳ luân chuyển.

Ngoài vốn, những yếu tố then chốt để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC là tạo thuận lợi dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, cho thuê, giao đất, góp đất, kể cả đất của dân, của nông lâm trường trước đây, đất do địa phương quản lý... hình thành những quỹ đất đủ lớn và cho phép đầu tư tập trung chuyên doanh lâu dài, ổn định; đồng thời, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; giảm và miễn tối đa các phí, thuế, khấu trừ thuế GTGT cho nguyên liệu vật tư thiết yếu có liên quan cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng CNC; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Tạo cơ chế hỗ trợ để doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các quỹ phát triển khoa học công nghệ của Nhà nước. Có cơ chế khuyến khích hình thành mối liên kết trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao, tiếp nhận các sản phẩm khoa học công nghệ giữa các viện, trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp và nông dân. Đồng thời, đây cũng là điều kiện và xung lực để tăng niềm tin và hiệu quả thực tế, giúp các NHTM có thêm động lực và chủ động mở rộng tín dụng cho vay phát triển chuỗi liên kết trong nông nghiệp ứng dụng CNC, nhất là đối với những sản phẩm chủ lực quốc gia có tiềm năng, như: gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, thịt

lợn, sữa, lâm sản..., hình thành các khu nông nghiệp CNC hoạt động có hiệu quả và đa dạng về quy mô, sản phẩm.

3.4.2. Nhóm giải pháp đối với hệ thống các ngân hàng Việt Nam

3.4.2.1. Nâng cao năng lực tài chính và nguồn vốn huy động của TCTD

Xuất phát từ tồn tại và nguyên nhân đã nêu trên, có thể thấy nguồn vốn của các TCTD là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình chính sách mà chính phủ đề ra. Hơn nữa năng lực tài chính chưa vững mạnh sẽ khiến các TCTD không thể đảm bảo cho việc kinh doanh và cung ứng nguồn vốn một cách tốt nhất cho nền kinh tế, vì vậy làm thế nào để các TCTD có thể nâng cao năng lực tài chính của mình và sức mạnh của nguồn vốn huy động là điều quan trọng. Dưới đây sẽ trình bày một số giải pháp quan trọng giải quyết vấn đề này.

Trước hết là các giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực tài chính của các TCTD:

Một là, NHNN xây dựng lộ trình và các TCTD phải tuân thủ lộ trình tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng theo đó vốn điều lệ tối thiểu đối với các ngân hàng cổ phần cần tăng lên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020 (năm 2015 xét về số vốn điều lệ trong số 36 ngân hàng hiện nay, có thể chia làm 3 top. Top 1 với 9 ngân hàng có vốn lớn hơn 10.000 tỷ đồng; top 2 gồm 10 ngân hàng có vốn từ 5.000 - 10.000 tỷ đồng và top 3 là còn lại với 17 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng).

Hai là tiếp tục chủ động thực hiện mua bán, sáp nhập, liên kết giữa các ngân hàng với nhau để nâng cao năng lực tài chính và kết hợp thế mạnh của các ngân hàng với nhau để cạnh tranh trên thị trường . Thực tế cho thấy việc tái cấu trúc ngành ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Ba là xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức có khả năng tài chính uy tín trong và ngoài nước.

Bốn là quản lí chặt chẽ vốn và tài sản của Nhà nước hiện có tại các ngân hàng, tiếp tục nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong hoạt động ngân hàng, nâng

cao năng lực cạnh tranh và uy tín của các TCTD để lựa chọn và thu hút các nhà đầu tư. Các TCTD phải đa dạng hóa các sản phẩm huy động trên thị trường và chủ yếu cạnh tranh bằng phong cách và chất lượng dịch vụ. Giải quyết bất cập trong bảng cân đối tài sản của NHTM, tăng cường huy động nguồn vốn trung và dài hạn để phục vụ cho đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát

triển hợp lí giữa chiều rộng và chiều sâu, phát triển thị trường tiền tệ thứ cấp hiệu quả để hỗ trợ các sản phẩm huy động vốn dài hạn. Áp dụng đồng bộ các giải pháp sau để tăng nguồn vốn hoạt động:

Một là tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn đầu tư để tăng năng lực nguồn vốn theo chiều sâu.

Hai là đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với thời hạn, lãi suất hợp lí, hấp dẫn phù hợp với khả năng, tiến độ, nhu cầu sử dụng vốn huy động để đầu tư cho nền kinh tế.

Ba là phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong đó chú trọng các sản phẩm đặc thù, tận dụng lợi thế so sánh và năng lực phục vụ của ngân hàng, các sản phẩm mang tính liên hoàn để đem lại nhều lợi ích cho khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ để tăng thu.

Bốn là xây dựng chiến lược về huy động và sử dụng vốn phù hợp với chiến lược kinh doanh của TCTD trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng và định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016- 2020.

3.4.2.2. Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng được chú trọng trong khi nguồn nhân lực chất lượng trong nước với thực tế là khan hiếm. Có được nhân lực chất lượng thì ngân hàng sẽ có sự vững mạnh trong hoạt động kinh doanh, năng lực cạnh tranh là rất lớn. Vì vậy cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng một cách bài bản, có hệ thống. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngành ngân hàng cần tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất là có chính sách lựa chọn và thu hút những những người giỏi, có trình độ vào công tác trong ngành ngân hàng và phải được cụ thể hóa trong các khâu đào tạo, tuyển dụng, duy trì và phát triển chất lượng nguồn nhân lực theo hướng vừa hồng

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống NH việt nam phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 2020 khoá luận tốt nghiệp 002 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w