Định hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống NH việt nam phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 2020 khoá luận tốt nghiệp 002 (Trang 79 - 83)

- xã hội Việt Nam giai đoạn 2016- 2020.

Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có những thuận lợi, nhưng cũng còn không ít khó khăn, ngành Ngân hàng đề ra mục tiêu chính sách tiền tệ giai đoạn 2016- 2020 của NHTW là: “Thực hiện CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với Chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng để tiếp tục hạn chế tình trạng đô la hoá, vàng hoá trong nền kinh tế”. Các định hướng tín dụng chủ yếu trong giai đoạn 2016-2020 bao gồm:

Thứ nhất là CCTD tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực kinh tế ưu tiên như đáp ứng vốn cho sản xuất-kinh doanh, khu vực nông

nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là hướng đi của tín dụng trong giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020 Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có chính sách khuyến khích tín dụng đầu tư vào các đối tượng này, bởi đây là những đối tượng phục vụ phát triển kinh tế lâu dài và bền vững.

Thứ hai là triển khai và đẩy mạnh tín dụng xanh trong hệ thống ngân hàng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng với các hoạt động bảo vệ môi trường nên mới đây nhất, thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, ngày 24/03/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Giai đoạn 2016-2020 là thời gian ngành ngân hàng cần đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị này.

Theo đó, thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh trong năm 2016 và những năm tiếp theo, hoạt động cấp tín dụng của ngành Ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững. Đồng thời, thực hiện rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh; tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, qua đó thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Tín dụng xanh đã và đang chứng minh là hướng đi tất yếu của ngành tài chính toàn cầu. Để tạo điều kiện cho các TCTD triển khai Chỉ thị 03 một cách hiệu quả, NHNN sẽ tiếp tục hợp tác với Tổng Công ty Tài chính quốc tế (IFC) trong việc xây dựng những công cụ đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đối với một số ngành kinh tế cụ thể có nguy cơ rủi ro cao.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện lồng ghép quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội tại Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng để tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD thực hiện. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ xây dựng một kế hoạch của ngành Ngân hàng bao gồm hệ thống các hành động, giải pháp toàn diện từ cơ chế, chính sách đến các chương trình tín dụng xanh cụ thể, cũng như có các cơ chế khuyến khích, tăng cường vốn và năng lực,.. .nhằm đảm

bảo hệ thống ngân hàng có thể phục vụ hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Hiện Ngân hàng Nhà nước đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức có liên quan để tìm kiếm cơ chế hỗ trợ, tăng cường vốn và năng lực nhằm hỗ trợ các TCTD thực hiện, triển khai các chương trình tín dụng xanh.

Thứ ba, cũng nằm trong chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) tiếp tục được chú trọng và đẩy mạnh.

Sản xuất kinh doanh ứng dụng CNC nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong 5 lĩnh vực được ưu tiên cho vay tín dụng được Chính phủ và NHNN tập trung chỉ đạo. Đặc biệt, lĩnh vực cho vay ưu tiên này còn được tiếp sức với Nghị định số 55/2015/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 41/2010/ NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa được Chính phủ ban hành ngày 9/6/2015 và có hiệu lực từ ngày 1/8/2015. Nghị định này là thể hiện cao nhất và tập trung nhất nhiều đột phá về đối tượng và điều kiện tiếp cận dòng tín dụng cho phát triển nông nghiệp nói chung, nông nghiệp ứng dụng CNC nói riêng. Theo đó, đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được mở rộng hơn, bao gồm cả các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã, nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời, nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm trong một số lĩnh vực đặc thù có nhu cầu vốn lớn như: đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, nuôi trồng, khai thác thủy sản xa bờ, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá... cao hơn các lĩnh vực khác.

Ngoài ra, trong thời gian tới, việc phát triển mạnh các “ngân hàng xanh” và mở rộng dòng “tín dụng xanh” hỗ trợ ứng dụng CNC, phục vụ sản xuất nông sản trong các mô hình liên kết chuỗi giá trị, từ khâu cung ứng đầu vào - sản xuất - chế biến tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu nhằm gia tăng lợi ích cho các chủ thể; định hình và thúc đẩy công cuộc tái cấu trúc mạnh mẽ và toàn diện, quy mô toàn quốc và tầm vóc thế kỷ cả về cải cách chính sách, ứng dụng công nghệ cao vào các mô hình liên kết trong sản xuất công - nông nghiệp theo chuỗi giá trị tại Quyết định 1050/QĐ-NHNN ngày 28/2/2014 về triển khai thực hiện Nghị quyết 14/NQ-CP phiên họp Thường kỳ tháng 2/2014 của Chính phủ.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC là lựa chọn cần thiết tất yếu cho phát triển

nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững và hiệu quả. Trong quá trình đó, ngân hàng

đã, đang và sẽ ngày càng có vai trò to lớn và chủ động hơn, cả về tiếp vốn, cũng như tư vấn và nhiều hỗ trợ đa dạng, thiết thực khác. Đây là kỳ vọng của xã hội, cũng là trách nhiệm, quyền lợi và động lực phát triển của bản thân ngành ngân hàng thời nay.

Thứ tư, trong giai đoạn này có khả năng việc kiểm soát chặt chẽ cho vay đầu tư bất động sản và giảm cho vay trung dài hạn sẽ là một xu hướng.

Ngân hàng Nhà nước đang hoàn tất dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36 về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo đó, tiếp tục kiểm soát hiệu quả cho vay đầu tư bất động sản. Dự thảo này đưa ra nhiều điểm sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng, có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Việc tăng kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản là thông điệp được Ngân hàng Nhà nước phát đi, khi dự thảo đưa ra hướng điều chỉnh tăng mạnh hệ số rủi ro của “Các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” từ 150% lên 250%. Ở một hướng điều chỉnh khác, nguồn vốn cho vay đầu tư vào thị trường bất động sản dự kiến cũng sẽ bị hạn chế thêm.

Đối với việc điều chỉnh giảm cho vay trung dài hạn. Cụ thể, dự thảo thông tư trên đưa ra hướng điều chỉnh tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của từng khối tổ chức tín dụng; giảm mạnh so với giới hạn đang áp dụng (theo Thông tư 36). Theo đó, dự kiến các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn, thay vì được 60% trước đó. Tương ứng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có giới hạn là 40% (hiện là 60%); giới hạn đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng giảm rất mạnh, từ 200% xuống còn 80%; giới hạn đối với Ngân hàng Hợp tác xã cũng giảm từ 60% xuống còn 40%. Như vậy, dự kiến một lần nữa giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng lại có điều chỉnh, sau khoảng một năm thực hiện thông tư 36.

Trước đó, từ đầu năm 2015, các tổ chức tín dụng bất ngờ được Ngân hàng Nhà nước nới mạnh giới hạn trên từ 30% lên tới 60%. Việc nới gấp đôi giới hạn đó tại thời điểm trên được nhìn nhận ở sự gián tiếp tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thúc

nợ xấu. Với định hướng giảm mạnh giới hạn trên, hoạt động cho vay nói chung của các tổ chức tín dụng bị hạn chế đi. Liên quan, một số lĩnh vực cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bản thuyết minh về điểm điều chỉnh trên của Ngân hàng Nhà nước cũng nói rõ: “Việc điều chỉnh tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của từng khối theo lộ trình giảm dần nhằm đảm bảo phù hợp với định hướng hạn chế cấp tín dụng trung dài hạn, giảm rủi ro thanh khoản; giảm tập trung cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (chủ yếu là cho vay trung dài hạn)”.

Thứ năm, trong giai đoạn 2016 - 2020 nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng hội nhập ngày càng sâu rộng trên trường quốc tế, hội nhập trong khu vực ASEAN (AEC) là một tất yếu.

Trong tiến trình hội nhập thì việc tăng cường đầu tư tín dụng phục vụ xuất khẩu là không thể tránh khỏi. Một số văn bản pháp lí hỗ trợ cho tín dụng xuất khẩu đã được ban hành trong giai đoạn 2011- 2015 như: Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ- CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Những văn bản này tiếp tục có hiệu lực hỗ trợ cho tín dụng xuất khẩu trong những năm tới và có thể những văn bản mang tính hỗ trợ nhiều hơn nữa cho tín dụng xuất khẩu sẽ ra đời trong giai đoạn hội nhập này.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống NH việt nam phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 2020 khoá luận tốt nghiệp 002 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w