Tình hình chung

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống NH việt nam phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 2020 khoá luận tốt nghiệp 002 (Trang 57 - 64)

Giai đoạn 2011 - 2015 là giai đoạn mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của bất ổn nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam từ cuối năm 2008 đến 2010 nhưng cơ bản đã được khắc phục và bắt đầu phát triển trở lại.

Bảng 2.6. Tăng trưởng và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế giai đoạn 2011- 2015

Nông, lâm nghiệp và

thủy sản_____________ 3.53 4.02 2.68 2.64 3.44 2.41 3.04 Công nghiệp và xây

dựng_______________ 6.39 5.53 5.75 5.43 6.42 9.64 6.55 Dịch vụ_____________ 7.64 6.99 5.9 6.57 6.16 6.33 6.39

Trước hết là tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 2011-2015 mức tăng GDP luôn thấp hơn 7% nhưng dần phục hồi vào những năm cuối của giai đoạn. Cụ thể năm 2011: 6,24%, năm 2012: 5,25%, 2013: 5,42%. Năm 2014 là 5,98%, cao hơn mức tăng trưởng của năm 2012 và năm 2013, cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Đỉnh cao phát triển của giai đoạn này là năm 2015. Tăng trưởng GDP năm 2015 đạt trên 6,5%, cao nhất trong 5 năm qua, vượt kế hoạch đề ra là 6,2%, bình quân 5 năm đạt khoảng 5,82%/năm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 gấp khoảng 1,8 lần so với 5 năm trước, bằng khoảng 31,2% GDP. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 58,2 tỷ USD, tăng 31%. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giải ngân đạt khoảng 24 tỷ USD, tăng 70,5% .

Chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân 28,94%/năm. Năng suất lao động tăng bình quân 3,8%/năm.

Đồ thị 2.9. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn giai đoạn 2011 — 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

■ Sodoanh nghiệp ISo vốn

Nguồn: Cục quản lí đăng kí kinh doanh- Bộ kế hoạch và đầu tư

Qua biểu đồ có thể thấy giai đoạn 2011 đến 2012 lượng doanh nghiệp đăng kí mới giảm đi, tuy nhiên sang năm 2013 đã bắt đầu tăng trở lại. Trong 9 tháng năm 2015, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 28,5% và vốn đăng ký tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2014. Số doanh nghiệp đang hoạt động là 525 nghìn, gấp hơn 1,5 lần so với cuối năm 2010. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn; nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn tín dụng. Phần lớn những doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản trong năm 2015 là doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng4. Số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế tăng chậm, nhiều doanh nghiệp hiệu quả hoạt động chưa cao. Doanh nghiệp quy mô lớn còn ít. Chưa huy động được cao nhất các nguồn lực của khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển. Việc sử dụng tài nguyên còn lãng phí, kém hiệu quả.

Sản xuất công nghiệp phục hồi và tăng trong những năm cuối, năm 2015 tăng khoảng 10%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%. Khu vực nông nghiệp phát triển khá ổn định, giá trị sản xuất tăng 3,85%/năm. Chất lượng tăng trưởng nhiều mặt được nâng lên. Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm từ 59,6% năm 2011 xuống 45,6% năm 2015. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hiệu quả chưa cao và còn nhiều vấn đề nan giải như về chất lượng đầu ra, tiêu chuẩn an toàn, tổ chức quản lí, thị trường tiêu thụ, công nghiệp và dịch vụ tăng thấp hơn giai đoạn trước. Tổng cầu tăng chậm, sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13,5%/năm, loại trừ yếu tố giá còn tăng khoảng 5,6%, trong đó năm 2015 tăng 8,7%, cao nhất kể từ năm 2011. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015, thấp nhất trong 15 năm qua.

Mặt bằng lãi suất giảm, năm 2015 chỉ bằng 40% so với năm 2011, dư nợ tín dụng năm 2015 tăng 18%, cao nhất kể từ năm 2011, chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện nhưng chưa cao, xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn. Thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản phát triển chưa đồng bộ, phục hồi chậm và còn tiềm ẩn rủi ro.

Tỉ giá được điều chỉnh phù hợp và được đánh giá là bước đi đúng đắn, thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên.

Quốc gia Giai đoạn GDP(%) Đầu tư /GDP ICOR

Hàn Quốc 1961-1980 ^Z9 ^233 99

Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 18%/năm, tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo tăng mạnh nhưng đóng góp của khu vực kinh tế trong nước vào tăng trưởng xuất khẩu là thấp. Nhập khẩu tăng 15%/năm, tỉ lệ nhập siêu giảm từ 10,2% năm 2011 xuống còn 3,6% năm 2015. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao. Dự trữ ngoại hối năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Tình trạng nợ công ngày càng tăng và gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế Việt Nam. Nợ công tập trung cho đầu tư phát triển. Đến hết năm 2015, nợ công khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%. Mặc dù vẫn bảo đảm trong giới hạn an toàn theo quy định nhưng nợ công của Việt Nam tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, sử dụng vốn vay ở một số dự án kém hiệu quả. Lấy một ví dụ so sánh, đó là Indonesia - nền kinh tế đứng trên Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nợ công năm 2011 chỉ tương đương 26,09% GDP và 4 năm sau vẫn giữ được ở khoảng này. Tốc độ tăng trưởng GDP của họ giai đoạn 2011-2015 chỉ 4,5% ( thấp hơn so với Việt Nam) nên nếu chỉ lấy con số tương đối để so sánh thì chúng ta dễ bằng lòng với cả tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng so với số tuyệt đối thì quy mô nền kinh tế Việt Nam đang tụt hậu so với Indonesia cũng như nhiều nước trong khu vực.

Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ đạt được một số kết quả tích cực. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, mạng lưới được mở rộng, cơ cấu đào tạo hợp lý hơn, quy mô và chất lượng được nâng lên. Chú trọng bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, nhất là vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ có bước tiến bộ nhất định, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, thông tin truyền thông, y tế, xây dựng. Thị trường khoa học công nghệ có bước phát triển, giá trị giao dịch tăng 13,5%/năm. Số lượng sáng chế và các giải pháp hữu ích đăng ký bảo hộ gấp gần 2,2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2015 tăng 19 bậc so với năm 2010 .

Chính sách, pháp luật và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng được hoàn thiện với tầm nhìn tổng thể, dài hạn. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đạt được kết quả quan trọng. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu về giao thông, năng lượng, thủy lợi, đô thị, thông tin truyền thông, y tế, giáo dục... được đưa vào sử dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, tạo diện mạo mới cho đất nước.

47

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của nước ta chưa được cải thiện nhiều, nhất là về thể chế kinh tế, kết cấu hạ tầng và đổi mới công nghệ. Công nghệ sản xuất phần lớn còn lạc hậu.

Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng còn hạn chế mặc

dù lao động là yếu tố mà Việt Nam có thế mạnh (về số lượng). Tại diễn đàn kinh tế mùa

thu 2013, ông Bùi Trinh (chuyên viên của Tổng cục Thống kê) đưa ra con số tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP thời kỳ 2002-2012 là 9,24% (trong đó thời kỳ 2000-2006 là 22,62%, thời kỳ 2007-2012 là 6,44%). Một chuyên gia khác đưa ra con số

thời kỳ 2001-2010 là 19,5% (con số này cũng còn thấp xa so với các nước phát triển, chẳng hạn Hàn Quốc là 51,32% trong thời gian tương ứng). Mục tiêu đặt ra của giai đoạn 2011-2015, chỉ số TFP là 35% GDP tuy nhiên thực tế là không hoàn thành kế hoạch (chỉ đạt 28,94%/năm). Nền kinh tế nước ta hiện tại đang tăng trưởng GDP dựa vào vốn lên tới quá 3/4 còn TFP là chỉ tiêu chất lượng, nhưng chỉ đóng góp 1/4. DùBảng 2.7. ICOR Việt Nam và một số nước

Đài Loan 1961-1980 -97 26.2 ^2√7

Inđônêxia 1981-1995 ^C9 25.7 ^3^7

Thái lan 1981-1995 Tĩ ^333 ~4~1

Trung quốc 2001-2006 -97 38.8 ~4^0

Khu vực kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 22,02 ^19,7 18,38 18,12 175 Công nghiệp và xây dựng 40,25 ^38^6 38,31 38.5 38,7

Dịch vụ 37,73 1Ĩ7 43,31 43,38 43,8

Nguồn: World Bank

Một thực tế rằng hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam là rất thấp. Có thể dẫn chứng từ bảng 2.7 đó là mặc dù ở giai đoạn sau một thời gian nhưng ICOR của Việt Nam vẫn thua xa các nước trong khu vực ở cả những giai đoạn trước đó. Không những không giảm mà đến giai đoạn 2008 -2010 ICOR Việt Nam còn tăng lên tới 6,96 ( so với mức 5,1 của giai đoạn 2001-2006). Trong giai đoạn 2011-2015 hệ số này có giảm nhưng so với các nước vẫn còn khá cao. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, hệ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2014 vẫn giữ ở mức 6,92. Nhưng điều

48

đáng nói là, hệ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014 thuộc hàng cao nhất nhì khu vực, chỉ đứng sau Ản Độ là 7,31.

Nhiều tiêu chí để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại dự kiến không đạt như GDP bình quân đầu người, tỉ trọng công nghiệp chế tạo và tỉ trọng nông nghiệp trong GDP, tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội, tỉ lệ đô thị hoá, điện sản xuất bình quân đầu người, chỉ số phát triển con người, chỉ số bất bình đẳng thu nhập, tỉ lệ lao động qua đào tạo, tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống NH việt nam phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 2020 khoá luận tốt nghiệp 002 (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w