Nhóm giải pháp đốivới hệ thống các ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống NH việt nam phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 2020 khoá luận tốt nghiệp 002 (Trang 88 - 90)

3.4.2.1. Nâng cao năng lực tài chính và nguồn vốn huy động của TCTD

Xuất phát từ tồn tại và nguyên nhân đã nêu trên, có thể thấy nguồn vốn của các TCTD là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình chính sách mà chính phủ đề ra. Hơn nữa năng lực tài chính chưa vững mạnh sẽ khiến các TCTD không thể đảm bảo cho việc kinh doanh và cung ứng nguồn vốn một cách tốt nhất cho nền kinh tế, vì vậy làm thế nào để các TCTD có thể nâng cao năng lực tài chính của mình và sức mạnh của nguồn vốn huy động là điều quan trọng. Dưới đây sẽ trình bày một số giải pháp quan trọng giải quyết vấn đề này.

Trước hết là các giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực tài chính của các TCTD:

Một là, NHNN xây dựng lộ trình và các TCTD phải tuân thủ lộ trình tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng theo đó vốn điều lệ tối thiểu đối với các ngân hàng cổ phần cần tăng lên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020 (năm 2015 xét về số vốn điều lệ trong số 36 ngân hàng hiện nay, có thể chia làm 3 top. Top 1 với 9 ngân hàng có vốn lớn hơn 10.000 tỷ đồng; top 2 gồm 10 ngân hàng có vốn từ 5.000 - 10.000 tỷ đồng và top 3 là còn lại với 17 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng).

Hai là tiếp tục chủ động thực hiện mua bán, sáp nhập, liên kết giữa các ngân hàng với nhau để nâng cao năng lực tài chính và kết hợp thế mạnh của các ngân hàng với nhau để cạnh tranh trên thị trường . Thực tế cho thấy việc tái cấu trúc ngành ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Ba là xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức có khả năng tài chính uy tín trong và ngoài nước.

Bốn là quản lí chặt chẽ vốn và tài sản của Nhà nước hiện có tại các ngân hàng, tiếp tục nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong hoạt động ngân hàng, nâng

cao năng lực cạnh tranh và uy tín của các TCTD để lựa chọn và thu hút các nhà đầu tư. Các TCTD phải đa dạng hóa các sản phẩm huy động trên thị trường và chủ yếu cạnh tranh bằng phong cách và chất lượng dịch vụ. Giải quyết bất cập trong bảng cân đối tài sản của NHTM, tăng cường huy động nguồn vốn trung và dài hạn để phục vụ cho đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát

triển hợp lí giữa chiều rộng và chiều sâu, phát triển thị trường tiền tệ thứ cấp hiệu quả để hỗ trợ các sản phẩm huy động vốn dài hạn. Áp dụng đồng bộ các giải pháp sau để tăng nguồn vốn hoạt động:

Một là tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn đầu tư để tăng năng lực nguồn vốn theo chiều sâu.

Hai là đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với thời hạn, lãi suất hợp lí, hấp dẫn phù hợp với khả năng, tiến độ, nhu cầu sử dụng vốn huy động để đầu tư cho nền kinh tế.

Ba là phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong đó chú trọng các sản phẩm đặc thù, tận dụng lợi thế so sánh và năng lực phục vụ của ngân hàng, các sản phẩm mang tính liên hoàn để đem lại nhều lợi ích cho khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ để tăng thu.

Bốn là xây dựng chiến lược về huy động và sử dụng vốn phù hợp với chiến lược kinh doanh của TCTD trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng và định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016- 2020.

3.4.2.2. Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng được chú trọng trong khi nguồn nhân lực chất lượng trong nước với thực tế là khan hiếm. Có được nhân lực chất lượng thì ngân hàng sẽ có sự vững mạnh trong hoạt động kinh doanh, năng lực cạnh tranh là rất lớn. Vì vậy cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng một cách bài bản, có hệ thống. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngành ngân hàng cần tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất là có chính sách lựa chọn và thu hút những những người giỏi, có trình độ vào công tác trong ngành ngân hàng và phải được cụ thể hóa trong các khâu đào tạo, tuyển dụng, duy trì và phát triển chất lượng nguồn nhân lực theo hướng vừa hồng vừa chuyên.

Thứ hai đặc thù công việc trong lĩnh vực ngân hàng là áp lực về mọi mặt vì vậy ngân hàng cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế tiền lương, chính sách đãi ngộ gắn với số lượng, chất lượng công việc của mỗi cán bộ đã thực hiện so với mục tiêu đề ra.

Thứ ba tăng cường chế độ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong việc đào tạo, tuyển dụng, xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng, lựa chọn người quản lí chất lượng để tăng động lực làm việc cho các cán bộ nhân viên.

Thứ tư là thường xuyên tổ chức, rà soát, đánh giá cán bộ trên cơ sở các tiêu chí đánh giá đã được chuẩn hóa.

3.4.2.3. Đổi mới hoạt động tín dụng NH theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

Định hướng chung

Tiếp tục đầu tư vốn ở mức hợp lí, phù hợp với mức độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và đóng góp của các ngành này trong tổng sản phẩm quốc dân. Xây dựng chính sách hỗ trợ đối với cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Kiểm soát chặt chẽ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất.

Các giải pháp cụ thể

Thứ nhất cần lựa chọn các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả để đầu tư tín dụng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, chủ động tìm kiếm khách hàng tốt để đầu tư vốn. Nâng cao tính chủ động trong việc tư vấn cho khách hàng xây dựng các dự án, đề án, phương án phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Thứ ba, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của khách hàng.

Thứ tư, nghiên cứu, phát triển đầu tư tín dụng cho các ngành nghề có tiềm năng phát triển như ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành nông nghiệp sản xuất các mặt hàng có lợi thế trong cạnh tranh.

Thứ năm, phối kết hợp chặt chẽ với các Bộ ban, ngành, các cấp chính quyền đoàn thể địa phương để thực hiện đầu tư và hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn trong quá trình vận hành các dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống NH việt nam phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 2020 khoá luận tốt nghiệp 002 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w