- Phương pháp đo lường rủi ro tíndụng hiện đại:
2010 2011 Tổng dư nợ cho
2.2.1. Thực trạng rủi ro tíndụng tại Ngân hàng TMCP Quân Độ
Đây là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của MB thời gian qua.
Bảng. 2.5: Thực trạng nợ xấu qua các năm
—♦—Tỷ lệ nợ xáu/Tổng dư nợ
Nợ xấu ngắn hạn 195,722 416,856 732,032
Nhìn vào bảng ta nhận thấy, tỷ lệ nợ xấu của MB có xu hướng tăng qua các năm. Neu năm 2010 nợ xấu là 613,171 tỷ, chiếm 1,26% trong tổng dư nợ; đến năm 2011 nợ xấu tăng lên 937,383 tỷ, chiếm 1,59% trong tổng dư nợ; đến cuối năm 2012, nợ xấu tiếp tục tăng lên 1371,639 tỷ, chiếm 1,85% tổng dư nợ. Việc tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tăng cũng là điều hợp lý khi dư nợ tín dụng của MB trong 3 năm gần đây cũng tăng rõ rệt. Nguyên nhân chính của việc nợ xấu tăng trong thời gian vừa qua là do từ 2010 đến nay nền kinh tế thế giới vẫn đang trong bối cảnh suy thoái do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ Mỹ cuối năm 2007, đầu năm 2008 cộng với tình hình kinh tế không mấy khả quan từ Châu Âu khi cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu lan rộng, đe dọa nền kinh tế của khu vực và thế giới, nền kinh tế của một số các cường quốc lớn như Mỹ, Nhật,.. có sự suy giảm mạnh, giá dầu và giá một số mặt hàng khác biến động lớn. Trong nước thì NHNN đã đưa ra rất nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát như điều chỉnh tăng lãi suất như: 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn tử 9% năm 2010 lên 15% năm 2011, 2 lần tăng lãi suât tái chiết khấu từ 7% năm 2010 lên 13% năm 2011, 5 lần tăng lãi suất OMO từ 8% lên 15% và bỏ trần lãi suất cho vay, ngoài ra năm 2011 NHNN còn điều chỉnh tăng tỷ giá từ 18.932đ lên 20693đ/USD và thu hẹp biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%...Cộng hưởng tất cả các yếu tố vĩ mô trên đã làm cho hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn và tất yếu làm cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng đột biến giữa 2010 và 2012.
Nợ xấu của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào khu vực DNNQD. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng của nó trong tổng nợ xấu luôn chiếm một tỷ lệ lớn khoảng trên 50%: năm 2010 là 56,4%, năm 2011 là 60,74%, năm 2012 là 64,45%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là những khách hàng truyền thống của MBB đã giao dịch từ lâu với MBB, nên đã có sự tin tưởng nhau, đây cũng là đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng. Còn đối tượng khách hàng là khu vực DN quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ <30% là do khu vực này là đối tượng chủ yếu của các NHTM nhà nước. Các ngân hàng này sẽ có những chính sách ưu đãi về lãi suất, thủ tục vay vốn, hạn
mức tín dụng...đối với DNQD. Mặt khác NHTM nhà nước rất ngại cho vay DNNQD và thường đưa ra các điều kiện rất khắt khe khi cho vay vì khó đảm bảo khoản vay cho dù có tài sản thế chấp.
Mặc dù, tỷ lệ nợ xấu của MB trên tổng dư nợ được kiểm soát dưới 2%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình chung của ngành và yêu cầu của NHNN. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng không được quá chủ quan, ngân hàng cần có cố gắng hơn nữa trong việc xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh và công tác phòng ngừa nợ xấu phát sinh, cần phải chuẩn bị tốt hơn nữa để chủ động đối phó trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế.
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn tín dụng
Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn (%)
0,67 1,07 1,38
Nợ xấu trung, dài hạn 417,449 520,527 639,607
Nợ xấu TDH/tông nợ xấu (%) 68,08 55,53 46,63
Nợ xấu TDH/Dư nợ TDH (%) 2,13 2,59 2,93
Tông nợ xấu 613,171 937,383 1.371,639
Nă m
Trích lập dự phòng rủi ro trong năm DPRR/Tổng dư nợ (%)
2010 738,336 151
2011 1.092,540 1,85
2012 ---
1.312,742 175
□ Nợ xấu ngắn hạn □ Nợ xấu trung, dài hạn
Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn tín dụng
Nhìn vào bảng trên, ta thấy nợ xấu ngân hàng hai năm 2010 và 2011 tập trung chủ yếu ở tín dụng trung, dài hạn nhưng đến năm 2012, nợ xấu lại tập trung chủ yếu ở tín dụng ngắn hạn và xu thế nợ xấu ngắn hạn đang ngày càng tăng mạnh, xu hướng giảm đối với nợ xấu trung, dài hạn. Nợ xấu tập trung ở tín dụng ngắn hạn tăng là vì khối lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng là khá lớn. Trong cơ cấu dư nợ của MB 2012 thì tỷ lệ nợ đối với cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến mới là trung dài hạn. Sở dĩ có điều này cũng là điều dễ hiếu khi mà tình hình kinh tế khó khăn, các ngân hàng hầu như không dám mạo hiếm cho vay vốn trung dài hạn, rủi ro cao, và các doanh nghiệp cũng không dám vay vốn dài hạn vì chi phí vay vốn có thế rất cao, lợi nhuận tạo ra không đủ bù đắp chi phí nên các doanh nghiệp cũng không dám mạo hiếm. Một điều dễ thấy là các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó nhu cấu vốn đầu tư ngắn hạn là rất lớn. Do đó, khi ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nhiều thì rủi ro tín dụng sẽ rất cao.
Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro
Biểu đồ 2.3: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại MB
Qua bảng số liệu ta thấy, số tiền trích lập dự phòng rủi ro ngày càng tăng từ 738,336 tỷ đồng năm 2010 lên 1.312,742 tỷ đồng năm 2012, từ 1,51% so với tổng dư nợ năm 2011 lên 1,75% so với tổng dư nợ năm 2012. Nguyên nhân là do khó khăn chung của nền kinh tế, một số ngành nghề kinh doanh gặp nhiều khó khăn như vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, kinh doanh bất động sản, xây dựng... đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với MBB. Do đó Ngân hàng đã phải trích như vậy để có điều kiện sử dụng quỹ dự phòng xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi...