Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lí rủi ro tín dụng tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 016 (Trang 70 - 74)

- Phương pháp đo lường rủi ro tíndụng hiện đại:

2010 2011 Tổng dư nợ cho

2.3.1 Những kết quả đạt được

Quản lý RRTD là lĩnh vực được Ban lãnh đạo ngân hàng MB rất quan tâm vì RRTD có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thời gian qua, MB đã triển khai toàn diện nội dung quản lý RRTD trong tất cả các khâu của hoạt động tín dụng và được thực thi trên tất cả các đơn vị trực thuộc, đồng thời Ban lãnh đạo cũng khuyến khích các cá nhân, đơn vị trực thuộc đi sâu nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLRRTD. Trong vòng 6 năm qua, MB liên tục được NHNNVN xếp hạng A - tiêu chuẩn cao nhất do NHNNVN ban hành. Kết quả này thể hiện sự nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo và cán bộ trong ngân hàng về bản chất, hậu quả và nguyên nhân của RRTD để từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý RRTD hợp lý.

Công tác QLRRTD được triển khai một cách bài bản, đồng bộ trên tất cả các đơn vị trực thuộc trong toàn hệ thống, và đã đạt được một số kết quả đáng chú ý sau:

Thứ nhất, các chi nhánh trong toàn hệ thống đã tuân thủ và thực hiện một cách nghiêm túc chính sách tín dụng, chính sách phân loại nợ, và xếp hạng khách hàng theo đúng quy định của pháp luật và quy định của MB. Việc cho vay được thực hiện đồng bộ, tuân thủ đúng theo quy trình tín dụng, công tác phòng ngừa, trích lập dự phòng rủi ro luôn được Ban lãnh đạo MB rất quan tâm. MB cũng chấp hành đúng quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của TCTD, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tối đa dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn theo QĐ 1627/2001QĐ-NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, quyết định 457/2005/QĐ-NHNN,

TT13/2010, Luật các TCTD 2010 về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng... và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

Thứ hai, các nội dung trong công tác phòng ngừa RRTD đều đã được thực hiện và đi vào quy củ. Ngay từ khâu huy động vốn ngân hàng đã chủ động đánh giá thị trường, không mạo hiểm tự ý nâng cao lãi suất để huy động vốn nên đã hạn chế được rủi ro lãi suất. Ngân hàng Quân đội đã thiết lập hệ thống dự báo RRTD thông qua việc thu thập thông tin từ bên trong và bên ngoài hệ thống. Ngoài các thông tin có sẵn trong hệ thống ngân hàng, ngân hàng cũng tích cực thu thập thông tin trực tiếp qua CBTD, qua tiếp cận khách hàng và thực hiện xếp hạng tín nhiệm khách hàng thông qua phương pháp chấm điểm theo đúng quy định của MB. Ngân hàng đã thực hiện đầy đủ quyền kiểm soát việc sử dụng khoản vay theo quy định tại điều 15 luật các TCTD. Các phương án phòng ngừa RRTD đã được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm của ngân hàng, các yêu cầu liên quan đến phòng ngừa được quy định cho từng CBTD. Công tác kiểm soát nội bộ cũng được tăng cường đê phòng ngừa sai sót của cán bộ có thể dẫn đến RRTD. Nhờ những cố gắng trong công tác phòng ngừa RRTD mà trong thời gian qua mặc dù nền kinh tế diễn biến phức tạp ngân hàng Quân đội vẫn hoàn thành tốt chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu theo kế hoạch được giao, không vấp phải các RRTD lớn như một số ngân hàng khác.

Thứ ba, công tác xử lý RRTD được Ban lãnh đạo MB quan tâm và có những chỉ đạo tích cực. Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế hậu quả của RRTD như phân loại các khoản nợ để xác định khả năng thu hồi, tích cực hợp tác cùng khách hàng để tìm kiếm nguồn tài chính trả nợ cho ngân hàng, đốc thúc CBTD tìm cách thu hồi nợ.. .Những nỗ lực đó đã giúp cho MB vượt qua được khó khăn do ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, do đạo đức của khách hàng... Mặc dù lượng tiền hàng năm ngân hàng sử dụng để trích lập quỹ dự phòng rủi ro là rất lớn, tăng mạnh qua các năm nhưng không vì thế mà bị ảnh hưởng, chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu của ngân hàng vẫn đạt mức kế hoạch được giao.

Thứ tư, nhận thức rõ mức độ hạn chế tổn thất từ RRTD đối với ngân hàng phụ thuộc vào trình độ quản lý, trách nhiệm của mồi người tham gia vào quy trình tín dụng, Ban lãnh đạo MB đã quán triệt các cán bộ, nhân viên của mình chú trọng các biện pháp giảm thiểu RRTD trong hoạt động hàng ngày của họ. Ngân hàng TMCP Quân Đội đã cho triển khai nhiều khoá học ngắn ngày cho các cán bộ tín dụng về các biện pháp cụ thể quản lý rủi ro tín dụng như: thẩm định, giám sát..., các cán bộ đã tiếp thu và áp dụng khá tốt thể hiện trong các tờ trình tín dụng. Một số tờ trình tín dụng đã có sự chuyên nghiệp trong đánh giá cho vay và quản lý khoản vay. Đồng thời bộ máy QLRRTD cũng đang dần được hoàn thiện. Ngoài việc quy định nghĩa vụ QLRRTD cho từng bộ phận nghiệp vụ, từng cán bộ, MB còn thành lập các tổ thu hồi nợ ở các đơn vị trong toàn hệ thống để thu hồi nợ, nhất là những khoản nợ lớn. Nhờ đó mà công tác thu hồi nợ của ngân hàng đã hiệu quả hơn, thể hiện con số nợ xấu của ngân hàng luôn được kiểm soát tốt dưới mức 2%. MB cũng gắn liền trách nhiệm thu hồi nợ với chính sách đãi ngộ CBTD để họ có trách nhiệm hơn trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ.

Thứ năm, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho MB trong việc phát hiện nợ xấu phát sinh đến từng khách hàng, xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu xuất phát từ năng lực tài chính của khách hàng hay từ những rủi ro vĩ mô và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở đó, MB đưa ra được các biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng. Với những biện pháp xử lý nợ xấu đã được thực hiện trong năm 2012, nợ xấu của MB đã được kiểm soát ở mức dưới 2%, thấp hơn nhiều so với mức yêu cầu cho phép của NHNN là không được vượt quá 3% và thấp hơn so với trung bỉnh chung của toàn ngành. Đối với những khoản cho vay mới: hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho việc đánh giá khách hàng mới một cách toàn diện về năng lực tài chính,xu hướng phát triển của doanh nghiệp, khả năng trả nợ,những tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp,... để quyết định có cho vay hay không và áp dụng chính sách khách hàng phù hợp, đảm bảo cho vay mới an toàn, hiệu quả với

mức bù rủi ro thích hợp. Các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu được tăng cường: gồm phân loại khoản vay và trích lập dự phòng được thực hiện định kỳ thường xuyên theo quy định của ngân hàng nhà nước, tăng tỷ lệ cho vay có TSBĐ.

Thứ sáu, MB đã thực hiện triển khai việc nghiên cứu ngành, thành phần kinh tế đồng thời đưa ra các hạn mức theo ngành, thành phần kinh tế, hạn mức tín dụng cho từng khách hàng theo từng ngành

Trên cơ sở nghiên cứu ngành, thành phần kinh tế, nghiên cứu danh mục cho vay hiện tại, ngân hàng TMCP Quân Đội đưa ra hạn mức tín dụng cho từng khách hàng, từng ngành và từng thành phần kinh tế và thông báo cho bộ phận kinh doanh điều chỉnh danh mục tín dụng; cần tập trung đưa ra hạn mức đối với các khách hàng có quan hệ với nhau như trong cùng một tổng công ty hoặc trong cùng công ty nhưng có rất nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc có vốn vay tại ngân hàng TMCP Quân Đội nhằm hạn chế rủi ro tập trung.

Thứ bảy, Hệ thống báo cáo rủi ro phục vụ việc báo cáo lên NHNN, trên thực tế ngân hàng Quân Đội đã khai thác các thông tin trong báo cáo khá tốt để đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro cho phù hợp trong ngắn hạn và trung, dài hạn đảm bảo hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lí rủi ro tín dụng tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 016 (Trang 70 - 74)